- Hoạt động xử lý nợ xấu giúp ngân hàng thanh lọc danh mục cho vay. Các khoản nợ xấu được xử lý sẽ giúp nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay- hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho các NHTM hiện nay. Hoạt động xử lý nợ xấu hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí trích lập dự phòng, là cơ sở để giảm lãi suất cho vay và tăng cường đầu tư cho hoạt động kinh doanh khác, góp phần tăng lợi nhuận.
- Quá trình xử lý nợ xấu sẽ bộc lộ những vấn đề, giúp phát hiện lỗ hổng trong quy trình cấp tín dụng và các quy trình nội bộ khác của ngân hàng hoặc các nghiệp vụ trực tiếp, gián tiếp gây ra nợ xấu. Từ đó giúp ngân hàng hoàn thiện hệ thống quy định nội bộ chặt chẽ hơn.
- Xử lý nợ xấu có vai trò quan trọng với nền kinh tế:
+ Doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn rẻ hơn, việc tái sản xuất được đẩy mạnh, tạo cơ hội để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh phát triển nền kinh tế, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí vốn vay. Ngân sách nhà nước từ thu thuế tăng, góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu an sinh xã hội của chính phủ.
+ Xử lý nợ xấu cũng là một trong những nhiệm vụ chính phủ và Ngân hàng nhà nước đặt ra trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giúp thanh lọc hệ thống ngân hàng, từ đó tập trung vốn cho phát triển nền kinh tế. Theo đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 ban hành theo
Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/07/2017, hệ thống NHTM cần tập trung vào một số nhóm giải pháp, trong đó “nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu giúp lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính của TCTD” là một trong những ưu tiên hàng đầu.