Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợxấu

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 45)

Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam (chưa tính nợ của Vinashin) chỉ 2,52%, tương đương khoảng 58.000 tỉ đồng. Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 85.000 tỉ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ. Đồng thời, các NHTM bắt đầu gặp khá nhiều trục trặc về thanhkhoản và kết quả hoạtđộng kinh doanh. Trong các năm 2008 đến 2011, tốc độ tăng trưởng nợ xấu cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân. Do đó, nợ xấu được quan tâm không chỉ ở cấp độ NHTM hay Ngân hàng nhà nước mà là mối quan tâm của Quốc hội lẫn Chính phủ. Theo tổng hợp báo cáo của các TCTD, đến 31/5/2012, nợ xấu của cả hệ thống NHTM là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ. Còn số liệu của Cơ quan giám sát ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu có khi lên đến 8,6%, và theo số liệu của tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là 13% trên tổng dư nợ. Năm 2013, có thời điểm nợ xấu tại các TCTD của Việt Nam tăng mạnh tới 23,73% so với năm 2012.

Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Trước tình hình đó, trong năm 2013, chính phủ và Ngân hàng nhà nước phải thông qua nhiều quy định, văn bản pháp luật, triển khai nhiều biện pháp cùng với việc học tập kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ nhiều nước trên thế giới nhằm xử lý triệt để nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, cụ thể:

chuyên biệt trực thuộc Chính phủ hoặc Ngân hàng nhà nước quản lý là điều hết sức

cần thiết. Cơ quan chuyên biệt xử lý nợ của chính phủ sẽ dùng trái phiếu chính phủ

để đổi lấy các khoản nợ xấu, và có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào

quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.

Ngày 18/05/2013, chính phủ ban hành nghị định số 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013, quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD (VAMC) giúp VAMC trở thành công cụ quan trọng trong việc giảm dần nợ xấu của các TCTD. Thực tế cho thấy, tỷ lệ nợ xấu giảm dần của các TCTD có mối quan hệ chặt chẽ với việc mua nợxấu của VAMC trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2014 và những tháng đầu năm 2015. VAMC tiến hành mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định. Lũy kế từ tháng 10/2013 đến 31/12/2014, VAMC đã thực hiện mua 133.555 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 108.652 tỷ đồng của 39 TCTD.

- Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu thông qua các công ty quản lý tài sản của các NHTM (AMC).

Ở một số NHTM, tiến hành nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu lại và bán cho các công ty AMC trực thuộc NHTM để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh. Các công ty AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ cũng như giá trị thực của TSBĐ để mua khoản nợ hoặc thu phí cho hoạt động thu hồi nợ. Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát nợ chuẩn chỉnh bằng cách phân loại, xếp hạng các nhóm nợ theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng các quy trình quản trị nợ hiện đại như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ có hay áp dụng nguyên tắc Basel vào hệ thống quản lý nợ.

rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng theo hướng chuẩn mực của Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Ngày 18/3/2014, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT- NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các TCTD tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thờihạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần. Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợxấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mô chưa được cải thiện, hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn thực trạng nợ xấu và chất lượng tín dụng. Sau một thời gian triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu, có thể nói đã có những hiệu quả và thành công bước đầu khi nợ xấu của hệ thống cơ bản đã được kiểm soát.

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện đặc thù của hệ thống các NHTM cũng như nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, học viên đã làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về nợ xấu và hoạt động xử lý nợ xấu tại NHTM như: khái niệm nợ xấu, phân loại nợ xấu, nguyên nhân và hậu quả của nợ xấu, vai trò và nội dung hoạt động xử lý nợ xấu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu tại NHTM. Đồng thời chương 1 cũng đã phân tích những kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc trong hoạt động xử lý nợ xấu, từ đó nêu ra bài học phù hợp để áp dụng cho hệ thống NHTM tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETABANK - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIETABANK - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VietABank - Chi nhánh Hà Nội

2.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời

VietABank được thành lập vào ngày 04/07/2003 từ tiền đề hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam là Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nang theo quyết dịnh chấp thuận thành lập củaNgân hàng nhà nước số 12/NHTM- GP ngày 09/05/2003. Trải qua 16 năm hình thành và phát triển,hiện nay VietABank có 21 chi nhánh và 67 phòng giao dịch, vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng.

VietABank hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một NHTM như huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, hoạt động tín dụng và thanh toán.. .và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như kinh doanh ngoại tệ, đầu tư, tài trợ các dự án...

VietABank đã nhận được những giải thưởng uy tín như: Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017, Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2017, Top 10 Thương hiệu tín nhiệm 2017, Thương hiệu vì cộng đồng, Doanh nghiệp phát triển bền vững 2017. Giải thưởng "Ngân hàng Phát triển bền vững nhất Việt Nam 2018" (Best Bank for Sustainable Development Vietnam 2018) do tạp chí Global Banking and Finance Review (Vương quốc Anh) bình chọn và trao tặng.

VietABank - Chi nhánh Hà Nội được thành lập vào ngày 15/07/2004 theo Nghị quyết số 26/NQ-HĐQT/2004 của Hội đồng quản trị VietABank và Quyết định chấp thuận của Ngân hàng nhà nước số 455/NHNN-CNH ngày 07/05/2004, là chi nhánh cấp 1 có trụ sở tại 34B Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0302963695-005 do Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp, đăng kí kinh doanh lần đầu ngày 15/06/2004, đăng

kí thay đổi lần thứ 17 ngày 03/05/2018.

Là một trong những chi nhánh thành lập được thành lập đầu tiên tại khu vực phía Bắc, trong suốt 15 năm qua VietABank- Chi nhánh Hà Nội đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống VietABank với quy mô kinh doanh và lợi nhuận ở mức cao, có lượng khách hàng ổn định và trung thành, địa bàn hoạt động rộng khắp ở TP Hà Nội và cả các tỉnh lân cận.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của VietABank- Chi nhánh Hà Nội

(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự- VietABank)

Cơ cấu tổ chức củaVietABank - Chi nhánh Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ 2.1, theo đó:

- Giám đốc chi nhánh: phụ trách chung hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo VietABank về quản lý, điều hành cũng như các quyết định kinh doanh của VietABank - Chi nhánh Hà Nội theo thẩm quyền được phân công.

- Phó Giám đốc: VietABank - Chi nhánh Hà Nội có 02 Phó giám đốc phụ trách 2 mảng công việc.

so

với năm 2016

với năm 2017

01 Phó giám đốc phụ trách 03 phòng nghiệp vụ: phòng KHCN, phòng KHDN, phòng XLN.

01 Phó giám đốc phụ trách 02 phòng nghiệp vụ: phòng kế toán giao dịch và kho quỹ, phòng hành chính và 06 PGD trực thuộc.

- Phòng KHCN: gồm 7 nhân sự. Chức năng chính là thực hiện tiếp thị, phát triển dịch vụ và cung cấp sản phẩm KHCN; đề xuất, tham mưu cho ban lãnh đạo chi

nhánh về chiến lược phát triển KHCN.

- Phòng KHDN: gồm 8 nhân sự. Chức năng chính là thực hiện tiếp thị, phát triển dịch vụ và cung cấp sản phẩm KHDN; đề xuất, tham mưu cho ban lãnh đạo chi

nhánh về chiến lược phát triển KHDN.

- Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ: gồm 10 nhân sự. Chức năng chính là thực hiện giao dịch tại quầy với khách hàng, hạch toán kế toán nghiệp vụ và thực hiện công tác kho quỹ.

- Phòng hành chính: gồm 4 nhân sự. Chức năng chính là quản lý con dấu, thực hiện các công tác hành chính văn thư, mua sắm quản lý tài sản, công tác thi đua

khen thưởng- nhân sự chi nhánh và quản lý đội xe.

- Phòng xử lý nợ: gồm 03 nhân sự. Chức năng chính là thực hiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh, thư kí hội đồng xử lý nợ tại chi nhánh.

- 06 Phòng giao dịch trực thuộc gồm:

+ PGD Kim Đồng, địa chỉ 69 Kim Đồng - Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội. Gồm 5 nhân sự.

+ PGD Hà Đông, địa chỉ 18-BT5 đường Nguyễn Khuyến, Khu ĐT Văn Quán, Quận Hà Đông, TP Hà Nội. Gồm 8 nhân sự.

+ PGD Trung Tâm, địa chỉ 135 Yên Lãng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Gồm 10 nhân sự.

+ PGD Tràng An, địa chỉ số 264 Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. + PGD Tây Hồ, địa chỉ 611 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Gồm 8 nhân sự.

Cơ cấu mỗi PGD gồm Trưởng PGD, Bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận kế toán giao dịch - kho quỹ. Các PGD chủ yếu thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ dân cư và cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và các sản phẩm khác giành cho KHCN.

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w