Tăng cường công tác phân tích, quản lý nợxấu

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 86)

Phân tích các thông tin đa dạng, cặn kẽ, quản lý dữ liệu đầy đủ, cập nhật, kịp thời sẽ giúp quá trình quản lý nợ xấu cũng như lập phương án, lên kế hoạch xử lý khoản nợ xấu được chính xác; các cấp phê duyệt cũng có thông tin nhiều chiều để làm căn cứ đưa ra các quyết định phù hợp. Vì vậy nâng cao chất lượng thông tin trong hoạt động xử lý nợ xấu là vấn đề rất cần được quan tâm. VietABank- Chi nhánh Hà Nội cần thực hiện các công việc sau:

- Tiến hành tìm kiếm thông tin về khách hàng có khoản nợ xấu từ tất cả các kênh: hồ sơ tín dụng ngân hàng đang lưu trữ, cán bộ tín dụng quản lý khỏan vay, trung tâm thông tin tín dụng, từ Internet, cơ quan thuế, đối tác của khách hàng, xu hướng ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, khu vực có TSBĐ (đối với TSBĐ là bất động sản), thực trạng TSBĐ như thế nào: về hiện trạng, về tính thanh khoản, về tính pháp lý... Các thông tin liên quan đến phương án xử lý nợ đang tiến hành như tiến độ xử lý, các chi phí đã phát sinh, dự kiến thời gian xử lý...Các thông

tin càng chi tiết thì càng có giá trị và tính hữu ích cao.

- Phân loại các thông tin cần thiết theo các tiêu chí của yêu cầu của công tác quản lý nợ xấu, đảm bảo phân quyền đầy đủ cho những đối tượng có nhu cầu đều có

thể truy cập hệ thống thông tin này nhưng vẫn tuân thủ tính bảo mật. Thông tin phải

thông suốt từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.

- Để đáp ứng các yêu cầu trên, cần thiết lập thêm một trường dữ liệu chuyên biệt đối với các khách hàng có phát sinh khoản nợ xấu để cập nhật thêm các thông

chuyên viên xử lý nợ thuận lợi trong việc báo cáo công việc, trích xuất dữ liệu,cấp quản lý không bị thụ động, phụ thuộc vào các báo cáo của nhân viên cấp dưới và dễ dàng tra soát, kiểm tra tiến độ công việc, nếu có sự thay đổi về nhân sự quản lý khoản nợ thì việc bàn giao hồ sơ cũng nhanh chóng hơn.

- Hoạt động phân tích nợ xấu phải tiến hành liên tục và định kỳ, khi có bất kì sự thay đổi nào tiêu cực phải đưa ra cảnh báo và báo cáo lên ban lãnh đạo để có ý kiến chỉ đạo hoặc biện pháp khắc phục kịp thời. Các báo cáo phân tích phải tiến hành từ nhiều khía cạnh khác nhau: như theo ngành nghề, theo khu vực địa lý, theo

mức độ rủi ro...để có định hướng đúng về kế hoạch xử lý các khoản nợ. Đối với các

nhóm khách hàng đặc thù như nhóm khách hàng vay tại làng nghề gỗ huyện Thạch

Thất hay nhóm khách hàng có dấu hiệu hình sự thì hoạt động phân tích sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác lập các đề án xử lý nợ xấu.

- Phân công một nhân sự chuyên trách tại phòng xử lý nợ chi nhánh thực hiện công tác quản lý và cập nhật dữ liệu.

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w