Các tiêu chí phản ánh hoạtđộng xử lý nợxấu tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

- Tỉ lệ nợ xấu: tỉ lệ nợ xấu được tính bằng công thức: Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) = --- ---x 100 Tổng dư nợ

Tỉ lệ này cho biết chất lượng và danh mục cho vay đang chịu rủi ro như thế nào. 100 đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng đang là nợ xấu.

Theo quy định của NHNN tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về quy định các giới hạn tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tỉ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%. Tỉ lệ nợ xấu tăng qua các năm thì NHTM cần xem xét lại danh mục cho vay và hoạt động quản lý, xử lý nợ

khoản tín dụng hoặc tăng cường thu hồi xử lý nợ xấu.

- Cơ cấu nợ xấu: sự chuyển biến cơ cấu nợ xấu theo hướng tích cực như giảm tỉ trọng nợ nhóm 4,5 hay giảm nợ xấu ở những nhóm ngành, lĩnh vực nhiều rủi ro... cũng cho thấy nỗ lực xử lý nợ xấu giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng. Bởi vì khoản nợ quá hạn càng lâu thì việc xử lý càng gặp khó khăn, đồng thời NHTM càng tốn kém chi phí (quản lý, trích lập dự phòng.).

- Nợ xấu đã thu hồi: phản ánh số nợ NHTM đã xử lý thu hồi được từ khách hàng bằng các biện pháp nghiệp vụ. Số thu càng lớn phản ánh hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu càng cao.

- Cơ cấu số tiền thu hồi nợ. Các NHTM mong muốn xử lý nợ xấu với số thu tối đa nhưng tối thiểu hóa chi phí. Biện pháp xử lý xấu nào hiệu quả cao và tiết kiệm

chi phí, chiếm tỉ trọng lớn trong số thu hồi nợ phản ánh hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu cao.

+ Thu từ xử lý tài sản: Việc xử lý TSBĐ qua thu giữ hay bán qua trung tâm đấu giá, bán qua cơ quan thi hành án tốn kém nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt khó khăn khi chủ tài sản không hợp tác. Thực tế là các NHTM ưu tiên biện pháp khách hàng tự bán TSBĐ để trả nợ cho ngân hàng sẽ giúp NHTM tiết kiệm chi phí, thời gian.

+ Thu từ bán nợ: hiện nay phần lớn các NHTM thực hiện bán nợ cho VAMC và thu về trái phiếu đặc biệt.

+ Từ sử dụng DPRR: NHTM xử lý nợ xấu bằng cách sử dụng DPRR thể hiện sự chủ động trong việc xử lý nợ xấu nhưng tăng chi phí của ngân hàng. Tuy nhiên khoản nợ sau khi trích lập DPRR được thu hồi sẽ được tính thẳng vào lợi nhuận của NHTM.

+ Thu từ các biện pháp khác.

- Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, các NHTM còn sử dụng các chỉ tiêu định tính để đánh giá hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu như: tiến độ xử lý các khoản nợ ở giai đoạn tố tụng- thi hành án, tiến độ xử lý TSBĐ đang thu giữ.Bởi lẽ để có những kết quả thu hồi nợ bằng các con số cụ thể, cán bộ xử lý nợ phải thực hiện

hàng loạt nghiệp vụ, qua nhiều giai đoạn; bám sát và theo dõi sát sao quá trình xử lý nợ xấu sẽ giúp NHTM tối đa hóa số thu hồi nợ xấu và tiết kiệm thời gian.

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w