Khái quát kết quả hoạtđộng của VietABank Chinhánh Hà Nội 2016-

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 54)

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là công tác được chú trọng hàng đầu tại VietABank - Chi nhánh Hà Nội. Là một trong những chi nhánh lâu đời của hệ thống tại khu vực Hà Nội, VietABank - Chi nhánh Hà Nội đã đạt kết quả huy động vốn như sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo lọai tiền tại VietABank- Chi nhánh Hà Nội 2016-2018

VNĐ 4,381.4 90.2 4,507.1 89.5 125.7 2.9 4,907.6 91.7 400.5 8.9 Ngoại tệ 476.6 9.8 529.9 10.5 53.3 11.2 445.4 8.3 (84.5) (16.0) Tổng huy động 4,858 100 5,037 100 179 3.7 5,353 100 316 6.3

(%) Tiền gửi không

kỳ hạn 5 1,452. 29.9 2 1,526. 30.3 4 1,659. 31 Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 1,054. 2 21.7 1,470. 8 29.2 1,172. 3 21.9 Tiền gửi từ 12 tháng trở xuống 3 2,351. 48.4 2,040 40.5 3 2,521. 47.1 Tổng huy động 4,858 100 5,037 100 5,353 100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VietABank - Chi nhánh Hà Nội 2016, 2017, 2018)

Nhìn chung qua các năm, quy mô vốn huy động của VietABank - Chi nhánh Hà Nội có xu hướng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng không cao, quy mô huy động vốn chưa

được mở rộng nhiều. Năm 2017, tổng mức huy động vốn của chi nhánh đạt 5.037 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2016, khoảng 3,7%. Năm 2018, tốc độ tăng nguồn vốn huy động nhanh hơn là 6,3%, với tổng quy mô vốn huy động là 5.353 tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền, VNĐ chiếm phần lớn, huy động bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) chiếm tỉ trọng nhỏ do cơ chế siết chặt huy động bằng đồng USD và lãi suất huy động USD được áp dụng ở mức 0%/năm từ năm 2015 của Ngân hàng nhà nước.

Bảng 2.2.Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn tại VietABank- Chi nhánh Hà Nội 2016-2018

12 tháng là chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng từ 40% trở lên cụ thể: năm 2016, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 48,4%; năm 2017 là 40,5% và năm 2018 là 47,1%. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng vào năm 2017 nhưng đến năm 2018 thì lại giảm. Có tình trạng này là do trong năm 2018 VietABank- Chi nhánh Hà Nội đã có hàng loạt chương trình huy động ưu đãi kỉ niệm 15 năm thành lập, tập trung vào các kì hạn dưới 12 tháng như chương trình ưu đãi “7 tháng- 8%” đã thu hút được một lượng khách hàng lớn. Bên cạnh đó xu hướng chuyển về gửi tiền theo kì hạn ngắn hạn của các khách hàng trước hàng loạt thông tin bất lợi về các tiêu cực trong hệ thống NHTM như vụ việc mất tiền tiết kiệm tại Eximbank.. .cũng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn trung dài hạn của VietABank - Chi nhánh Hà Nội. VietABank - Chi nhánh Hà Nội cần tăng cơ cấu của nguồn vốn huy động dài hạn để đảm bảo bù đắp cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

Nguồn huy động chủ yếu từ địa bàn dân cư xung quanh các điểm giao dịch của VietABank - Chi nhánh Hà Nội. Đối với khách hàng là tổ chức, chủ yếu là các khách hàng thân thiết có quan hệ giao dịch với VietABank - Chi nhánh Hà Nội đã lâu...Với lãi suất tương đối cao trong hệ thống NHTM và chính sách chăm sóc khách hàng tốt, tuy nhiên sự cạnh tranh giữa các NHTM là khá gay gắt và thương hiệu ngân hàng chưa phổ biến nên mức tăng quy mô vốn huy động chưa cao.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn

- Các sản phẩm tín dụng hiện nay VietABank - Chi nhánhHà Nội đang cung cấp gồm có:

+ Các sản phẩm giành cho cá nhân và hộ gia đình: Cho vay mua bất động sản.

Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà. Cho vay mua xe ô tô.

Cho vay du học. Cho vay nông nghiệp.

Cho vay tiêu dùng có TSBĐ. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Cho vay sản xuất kinh doanh. Cho vay thẻ tín dụng.

+ Các sản phẩm cho vay doanh nghiệp Bảo lãnh.

Cho vay cầm cố tiền gửi do VietABank phát hành. Tài trợ trung và dài hạn.

Cho vay mua ô tô. Tài trợ vốn lưu động.

Tài trợ doanh nghiệp xuất khẩu theo từng ngành hàng. Cho vay doanh nghiệp ngành gạo.

Cho vay theo gói tín dụng tùy từng thời kì.

- Tại VietABank - Chi nhánh Hà Nội, hoạt động cho cấp tín dụng tuân thủ theo quy trình tín dụng do VietABank ban hành, có thể khái quát qua bảng sau:

khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị vay vốn Khách hàng Cán bộ tín dụng cung cấpnhững thông tin theo quy định Hoàn thành hồ sơ vay vốn Phân tích tín dụng Hồ sơ vay vốn Thông tin thu thập trong quá trình thẩm định thực tế... Cán bộ thẩm định Tổ chức thẩm định về các thông tin tài chính và phi tài chính

Báo cáo hoặc tờ trình thẩm định Ra quyết định tín dụng Các tài liệu, thông tin từ giai đoạn trước, báo cáo thẩm định. Các quy định pháp luật hiện hành và quy chế nội bộ Ủy ban tín dụng hoặc trưởng đơn vị kinh doanh (tùy phân quyền) Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay

Gửi thông báo cho khách hàng. Trường hợp chấp thuận cho vay thì tiến hành kí kết hợp đồng. Giải ngân Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan. Các chứng từ làm cơ sở cho việc giải ngân.

Hỗ trợ tín dụng Kiểm soát tín dụng

Thực hiện các thủ tục kiểm tra trước giải ngân và giải ngân theo quy định

Chuyển tiền cho khách hàng hoặc bên thứ 3

thanh lí tín

dụng do khách hàngcung cấp Kiểm soát tíndụng hợp đồng tíndụng. thnah lý tíndụng

2016 2017 2018 Chỉ tiêu Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Tổng dư nợ 3,494 100 4,416 100 4,621 100 1. Theo loại tiền__________ VNĐ 3,151.6 90.2 3,996.5 90.5 4,279 92.6 Ngoại tệ 342.4 9.8 419.5 9.5 342 7.4 2. Đối tượng cho vay_______ Cá nhân 1,083.1 31 1,227.6 27.8 1,173.7 25.4 Doanh nghiệp 2,410.9 69 3,188.4 72.2 3,447.3 74.6 3. Kỳ hạn Ngắn hạn 1,726 49.4 1,991.6 45.1 1,857.6 40.2 Trung dài hạn 1,768 50.6 2,424.4 54.9 2,763.4 59.8

Kết quả họat động tín dụng tại VietABank - Chi nhánh Hà Nội:

Bảng 2.4. Cơ cấu tín dụng tại VietABank - Chi nhánh Hà Nội 2016-2018

cụ thể: năm 2017 đạt 4416 tỷ đồng, tăng 922 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng là 26,3 %. Năm 2018 đạt 4621 tỷ đồng, tăng 205 tỷ đồng so với 2017, tốc độ tăng là 4,6%.Quy mô tín dụng được mở rộng nhưng tốc độ tăng trưởng quy mô tín dụng năm 2018 chậm lại so với năm 2017, nguyên nhân là do một số khách hàng lớn

tất toán hợp đồng tín dụng. Mặt khác một số dự án cho vay trung, dài hạn đã ký hợp đồng tín dụng nhưng tiến độ giải ngân chậm so với kế hoạch giải ngân đăng ký với ngân hàng...Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt tử các hệ thống NHTM đối thủ với lãi suất cho vay ưu đãi hơn nên VietABank- Chi nhánh Hà Nội gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, chủ yếu tập trung vào các khách hàng lâu năm.

■ N

g o

Biểu đồ 2.1. Dư nợ phân theo loại tiền tại VietABank- Chi nhánh Hà Nội 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VietABank - Chi nhánh Hà Nội 2016, 2017, 2018)

Qua biểu đồ 2.1 có thể thấy, dư nợ bằng đồng nội tệ luôn chiến tỉ trọng lớn (trên 90%) và có xu hướng tăng. Năm 2017 dư nợ ngoại tệ (quy VNĐ) đạt 419,5 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 77,1 tỷ đồng, nhưng tỉ trọng trong tổng quy mô cho vay lại giảm nhẹ từ 9,8% xuống 9,5%. Đến năm 2018, dư nợ ngoại tệ (quy VNĐ) đạt 342 tỷ đồng, giảm so với năm 2017, tỉ trọng trong tổng quy mô cho vay giảm xuống còn 7,4%. Đây là xu hướng tất yếu do chính sách chung của VietABank và của Ngân hàng nhà nước là giảm cho vay bằng đồng ngoại tệ.

2016 2017 2018

Tổng dư nợ xấu 94.69 114.82 118.3 Tổng dư nợ cho vay 3,494 4,416 4,621 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 2.71 2.60 2.56

■ Doanh

nghiệp

■ Cá

Biểu đồ 2.2 Dư nợ phân theo loại đối tượng khách hàng tại VietABank - Chi nhánh Hà Nội 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VietABank- Chi nhánh Hà Nội 2016, 2017, 2018)

Qua biểu đồ 2.2 và bảng 2.4, có thể thấy dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm phần lớn (khoảng 70%) và là đối tượng chính tạo nên sự gia tăng quymô dư nợ cho VietABank - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016-2018.VietABank- Chi nhánh Hà Nội tập trung vào khai thác các khách hàng doanh nghiệp lớn, đã có quan hệ tín dụng lâu đời, chủ yếu là sản phẩm tài trợ trung và dài hạn cho các dự án bất động sản như dự án Samsora, Iris garden.. .hoặc cho vay bổ sung vốn lưu động. Đối với cho vay cá nhân, VietABank - Chi nhánh Hà Nội tập trung phát triển vào nhóm sản phẩm cho vay mua bất động sản, mua ô tô và cầm cố giấy tờ có giá.Dư nợ và tỉ trọng cho vay khách hàng cá nhân không có sự biến động lớn do VietABank- Chi nhánh Hà Nội chưa có các sản phẩm cho vay mới và đa dạng mà chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống. Đặc biệt là các sản phẩm thẻ tín dụng hay tín chấp không phải là thế mạnh của VietABank - Chi nhánh Hà Nội.

Qua biểu đồ 2.3 và bảng 2.4, có thể thấy quy mô và tỉ trọng cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng: tín dụng trung dài hạn năm 2016 là 1768 tỷ đồng chiếm 50,6% tổng dư nợ, năm 2017 chiếm 54,9% tổng dư nợ, năm 2018 chiếm 59,8% tổng dư nợ. Tín dụng ngắn hạn năm 2016 chiếm 49,4% tổng dư nợ, năm 2018 chỉ còn chiếm 40,2% tổng dư nợ.

■ Trung dài hạn hạn

■ Ngắn hạn

Biểu đồ 2.3. Dư nợ phân theo kì hạn tại VietABank- Chi nhánh Hà Nội 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VietABank - Chi nhánh Hà Nội 2016, 2017, 2018)

Trong khi huy động trên 12 tháng có xu hướng giảm và chiếm tỉ trọng thấp chỉ

từ 20-30% thì tín dụng trung dài hạn lại tăng lên về quy mô, đặt ra thách thức cho VietABank- Chi nhánh Hà Nội bài toán an toàn trong sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, bởi lẽ từ 01/01/2017, tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn đối với các ngân hàng thương mại giảm từ 60% xuống 50% theo quy định tại thông tư 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w