Công tác xử lý nợxấu tại một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 39)

1.3.1.1. Xử lý nợ xấu tại Trung Quốc

Những năm 1980-1990, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khá nhanh sau quyết định cải cách được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI tháng 12/1978. Giai đoạn này nền kinh tế vận hành theo hình thứckế hoạch hóa tập trung, các NHTM hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh như những cơ quan hành chính, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định các công ty và dự án Nhà nước. Một số dự án kinh doanh không hiệu quả, thậm chí là thua lỗ. Các khoản vay vốn không được áp dụng quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ nên rủi ro tín dụng xảy ra làm phát sinh nợ xấu là điều không tránh khỏi. Nhận thấy tình trạng nợ xấu có thể tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt biện pháp dài hạn để xử lý nợ xấu, chia thành ba giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn thứ nhất

Từ khoảng giữa những năm 1990, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành minh bạch hóa thị trường tài chính bằng biện pháp như thành lập 3 ngân hàng chính sách chuyên trách cho vay các khoản vay chính sách; các NHTM tiến hành áp dụng cách phân loại nợ thành 5 nhóm thay vì 4 nhóm như trước đây; hoạt động phê duyệt tín dụng được thực hiện độc lập tại các NHTM mà không chịu sự can thiệp của các cơ quan nhà nước do hoạt động cho vay thương mại đã được tách ra khỏi hoạt động

cho vay chính sách. Giai đoạn thứ hai

Trung Quốc chủ trương thành lập các công ty quản lý tài sản do nhà nước tài trợ (AMC) để tập trung xử lý các khoản nợ xấu của các NHTM nhà nước lớn. Trong giai đoạn 1999 - 2003, đã có 4 công ty AMC được thành lập, mỗi công ty tương ứng với một trong số 4 NHTM nhà nước lớn (chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng). Trong suốt suốt giai đoạn 1999- 2000, các khoản nợ xấu được chuyển giao ở mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTM cho 4 công ty AMC tương ứng và trách nhiệm của 4 công ty AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm.

Giai đoạn thứ ba

Để có thể tái cấu trúc và nâng cao tính minh bạch cũng như năng lực quản trị của 4 NHTM nhà nước lớn, Trung Quốc đã kêu gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh của các NHTM này và tiến hành niêm yết ra công chúng.

Kết quả xử lý nợ của Trung Quốc

Sau hơn 5 năm thành lập, dến cuối năm 2004, 4 công ty AMC đã thu hồi được khoảng 675 tỷ NDT, chiếm 40% giá trị nợ xấu được chuyển giao từ năm 1999. Chất lượng tài sản tại 4 NHTM nhà nước được cải thiện rõ rệt và sau khi được tái cơ cấu vốn đã tiến hành niêm yết ra công chúng Tỷ lệ thu hồi tiền mặt tại các công ty AMC đạt khoảng 20% tính đến tháng 12/2004. Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác xử lý nợ xấu cũng đặt ra một số vấn đề như tỷ lệ thu hồi và tốc độ thu hồi của Trung Quốc thấp, nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng tài sản thấp và quy định mua lại nợ xấu theo giá trị sổ sách.

1.3.1.2. Xử lý nợ xấu tại Hàn Quốc

Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn từ 1980 đến đầu những năm 1990, đạt đỉnh điểm vào những năm 1986-1988 ở mức tăng GDP 12% mỗi năm, trở thành nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới thời điểm đó. Thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc mà trọng tâm là quá trình công

nghiệp hóa, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, tuy nhiên nó cũng kéo theo hệ quả là các doanh nghiệp tiến hành đầu tư quá nóng. Năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tín dụng và sau đó là khủng hoảng tiền tệ tại Hàn Quốc. Thêm một nguyên nhân nữa là do các ngân hàng nước ngoài ở Hàn Quốc cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để tài trợ cho các khoản vay dài hạn bằng nội tệ. Chính sự bất cân xứng về loại tiền tệ và thời hạn đã ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và làm suy yếu hệ thống ngân hàng. Đến cuối tháng 3/1998, tổng nợ xấu của các tổ chức tài chính của Hàn Quốc chiếm tới 18% tổng dư nợ, tương ứng với tới 118 nghìn tỷ Won, chiếm tới 27% GDP. Trong đó, các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng chiếm 42% tổng nợ xấu tương ứng 50 nghìn tỷ Won, còn lại là các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng và có nguy cơ vỡ nợ cao. Lúc này chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các biện pháp xử lý nợ xấu như:

Thứ nhất, thành lập quỹ công chúng và công ty quản lý tài sản Hàn Quốc - Korean Assent Management Corporation (KAMCO) với chức năng mua bán và xử lý tập trung các khoản nợ xấu. Trong quá trình mua bán các khoản nợ, KAMCO tiến hành phân loại các tài sản mua thành 2 loại là tài sản thông thường và tài sản đặc biệt. Tài sản thông thường là những khoản nợ xấu mà khả năng chúng được thanh toán là không chắc chắn. Tài sản đặc biệt là những khoản nợ xấu của các công ty đang trong quá trình tái tổ chức doanh nghiệp, do đó các khoản nợ được cơ cấu lại với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ. Các loại tài sản này lại tiếp tục được phân loại thành các khoản vay có đảm bảo và không có đảm bảo. Sau khi mua lại, KAMCO sẽ nhóm các khoản nợ xấu này lại và bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế hoặc KAMCO sẽ phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua. KAMCO cũng có thể tịch thu TSBĐ của các khoản nợ có đảm bảo. Một số trường hợp, KAMCO nắm giữ các khoản nợ xấu và thực hiện tái cơ cấu nợ, tài trợ hay chuyển đổi nợ - vốn chủ nếu KAMCO cho rằng công ty đó có khả năng hồi phục.

Lượng nợ xấu được KAMCO mua lại tăng lên qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu còn lại/ tổng nợ xấu ngày càng giảm, từ 88,6% năm 1997 xuống còn 24% năm 2001 đã

cho thấy vai trò rất tích cực của KAMCO trong việc mua và xử lý nợ xấu. Trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2002, KAMCO đã thu hồi được 30,3 nghìn tỷ Won, tương ứng với tỷ lệ thu hồi là 46,8% trên giá trị khoản nợ.

Giải pháp thứ hai Hàn Quốc áp dụng là tiến hành quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trường bằng cách thành lập công ty tái cơ cấu doanh nghiệp (CRC). CRC là công ty chuyên thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, hoạt động tương tự như quỹ thu mua chứng khoán. Mục đích hoạt động của CRC là phục hồi hoạt động cho những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ với các biện pháp như mua lại cổ phiếu và/ hoặc mua lại nợ xấu từ các tổ chức tài chính như KAMCO để nắm được quyền quản lý , tham gia vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Ba là, chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động xử lý nợ xấu.

Để khuyến khích hoạt động mua bán các khoản nợ xấu, chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách ưu đãi thuế quan trọng với những chủ thể trên thị trường nợ xấu.

Bốn là tiến hành phân loại nợ xấu theo quy chuẩn quốc tế.

Để thực hiện quá trình xử lý nợ xấu, chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ quốc tế để đánh giá thực trạng nợ xấu của các tổ chức tài chính trong nước theo xu hướng thắt chặt trong khoảng thời gian từ tháng 3/1998 đến tháng 3/2000. Theo đó, các tổ chức tài chính được yêu cầu phân loại nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên là nợ xấu; phân loại những khoản nợ dựa trên khả năng tài chính của khách hàng vay vốn trong tương lai đối với việc hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng; thậm chí phân vào nhóm nợ xấu các khoản vay có mức độ rủi ro lớn trong khi khách hàng vẫn trả được lãi cho ngân hàng. Thông qua việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn, các ngân hàng phải lập dự phòng cho các khoản nợ có khả năng mất vốn nhiều hơn, các khoản nợ xấu được ghi nhận cũng tăng lên, cụ thể từ 68 nghìn tỷ Won nợ xấu quá hạn trên 6 tháng đã tăng lên 88 nghìn tỷ Won vào cuối năm 1999.

của Hàn Quốc đã giảm từ 17,7% vào năm 1998 xuống còn 14,9%, 10,4%, 5,6%, và

3,9% vào các năm 1999, 2000, 2001 và 2002. Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơcấu khu vực tài chính, góp phần ổn định nền kinh tế nhờ những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và toàn diện,

triển khai các biện pháp xử lý nợxấu hợp lý khi đưa KAMCO vào hoạt động, các chứng khoán được bảođảm bằng nợ xấu được tiến hành giaodịch thuận lợi, thu hút

các nhà đầu tư trong và ngoài nước, phát triển được thị trường thứ cấp cho các khoản nợ xấu.

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w