Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng xử lý nợxấu tại ngân hàng

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 35)

hàng thương mại

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

- Quy trình nội bộ và tổ chức bộ phận xử lý nợ xấu của NHTM

Đa số các NHTM hiện nay đều có bộ phận xử lý nợ chuyên biệt, từ hội sở cho đến các chi nhánh, có công ty AMC trực thuộc NHTM, lượng nhân sự lớn, lên đến hàng trăm người trên toàn hệ thống, phân chia thành nhiều bộ phận chuyên biệt như bộ phận tố tụng, bộ phận thi hành án, bộ phận thu giữ, bộ phận nhắc nợ.. .làm tăng hiệu suất thu hồi nợ xấu.

Quy trình nội bộ chặt chẽ, chi tiết, cơ chế ủy quyền phân quyền hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ xử lý nợ xấu yên tâm tác nghiệp và tương tác với các bộ phận liên quan đạt hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

- Năng lực tài chính của NHTM

Biện pháp trích lập và xử dụng DPRR để xử lý nợ xấu là biện pháp chủ động cho NHTM và chiếm một tỉ trọng đáng kể trong các biện pháp xử lý nợ xấu. Tuy nhiên sử dụng DPRR sẽ tăng chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NHTM, vì vậy năng lực tài chính vững mạnh mà ở đây là quy mô vốn chủ sở hữu sẽ giúp cho NHTM xử lý nợ xấu một cách triệt để. Nếu có thiệt hại do nợ xấu gây ra, năng lực tài chính tốt sẽ giúp NHTM khắc phục hậu quả và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh khác.

- Hiệu quả của hoạt động phân tích, quản lý nợ.

Để hoạt động xử lý nợ xấu đạt hiệu quả, công tác phân tích, quản lý nợ nói chung và phân tích, quản lý nợ xấu nói riêng như một công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin tác nghiệp cho cán bộ xử lý nợ xấu. Thông tin về khách hàng, về tài sản, về dự án.. .càng đầy đủ, khoa học, các tính toán càng chính xác thì các phương án xử lý nợ xấu đề ra càng khả thi và khả năng thu hồi thành công nợ xấu càng cao.

NHTM sẽ quyết định đến hiệu quả của hoạt động phân tích, quản lý nợ. Bởi lẽ thông tin phải thu thập từ nhiều nguồi khác nhau, gồm cả thông tin tài chính và phi

tài chính, sau đó được phân loại, lựa chọn trước khi đưa vào hệ thống thông tin chung để sử dụng.

- Năng lực, đạo đức của cán bộ NHTM

Trong mọi hoạt động của NHTM thì chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng. Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định...có trình độ, tâm huyết, phát hiện kịp thời những lỗ hổng trong quá trình cho vay sẽ làm giảm rủi ro đối với khoản nợ xấu phát sinh (nếu có), công tác xử lý nợ xấu sau này cũng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ xử lý nợ xấu, đặc biệt là nghiệp vụ về tố tụng, thi hành án.. .ngày càng được các NHTM chú trọng.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

- Hành lang pháp lý trong công tác xử lý nợ xấu và môi trường kinh tế

Để đưa ra các phương án xử lý nợ xấu cũng như thực hiện các phương án này, NHTM phải dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật. Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, các văn bản luật không chồng chéo sẽ tạo ra động lực mạnh để giải quyết nợ xấu. Có thể kể đến văn bản luật điều chỉnh hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm như nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội thời gian qua đã bước đầu tạo cú hích, đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu.

Môi trường kinh tế lành mạnh với sự phát triển đầy đủ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường bất động sản. sẽ giúp cho hoạt động xử lý nợ xấu, đặc biệt là nghiệp vụ mua bán nợ và xử lý TSBĐ được thuận lợi.

- Sự phối hợp giữa các bộ ban ngành và chính phủ trong công tác xử lý nợ xấu.

Để đẩy nhanh hơn tiến trình xử lý nợ xấu đòi hỏi sự chung sức, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, sự hỗ trợ từ Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương: Từ hệ thống Toà án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự) đối với công tác tố tụng thi hành án; Bộ Tài chính đối với việc xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến các công trình xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước ở cấp trung ương đến địa phương và nợ xấu

của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ; Bộ Tài nguyên môi trường trong vấn đề xử lý TSBĐ là dự án bất động sản còn dang dở; cho đến sự hỗ trợ của cơ quan Công an và các cấp chính quyền địa phương tăng cường hơn nữa công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự và hỗ trợ các TCTD trong trường hợp cần thiết khi thu giữ TSBĐ của các khoản nợ xấu, kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi chống đối, cản trở, đe dọa tính mạng, tinh thần của bên thu giữ tài sản để việc thu giữ hoặc xử lý TSBĐ được thành công.

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w