Nội dung hoạtđộng xử lý nợxấu tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 31)

Xử lý nợ xấu trong NHTM là những giải pháp ngân hàng triển khai khi đã phát sinh nợ xấu nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất, rủi ro do nợ xấu mang lại. Hoạt động xử lý nợ xấu tại NHTM gồm các nội dung:

- Lập phương án khắc phục và xử lý đối với khoản nợ xấu: khoản nợ khi được xác định là nợ xấu sẽ được chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. Cán bộ tín dụng quản lý khoản nợ bị chuyển nhóm nợ xấu sẽ phải cung cấp tài liệu cho bộ phận xử lý nợ xấu để bộ phận này có căn cứ lập phương án xử lý. Bộ phận xử lý nợ xấu sẽ thu thập thông tin về thiện chí khách hàng hoặc người bảo lãnh, khả năng trả nợ của khách hàng, thông tin về tài sản bảo đảm (hiện trạng, giá trị, tính khả mại, tính pháp lý...), thứ tự ưu tiên trả nợ của khách hàng cho các chủ nợ.... từ đó đưa ra phương án xử lý nợ xấu theo các hướng:

+ Tiếp tục khai thác quan hệ tín dụng với khách hàng: khách hàng và NHTM có thể tiếp tục thương thảo về các điều khoản tùy thuộc vào khả năng tài chính và phương án trả nợ khách hàng đưa ra. Phương án này được áp dụng khi NHTM nhận thấy khách hàng có ý thức và thiện chí hoàn trả món nợ, cũng như tính khả thi trong việc có thể thu về dòng tiền hoặc có thể phục hồi lại phương án kinh doanh của khách hàng. NHTM áp dụng biện pháp như:

* Cơ cấu nợ: được quy định tại thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước, cụ thể gồm:

Điều chỉnh kì hạn trả nợ: NHTM chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi.

và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận.

* Miễn giảm lãi vay giúp giảm áp lực trả nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng hoàn thành nghĩa vụ nợ với NHTM. Biện pháp này áp dụng khi khách hàng có thiện chí và nguồn trả nợ nhất định, đồng thời số thu sau khi miễn giảm vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cho ngân hàng.

+ Thanh lý tín dụng đối với khách hàng có khoản nợ xấu: Phương án này áp dụng khi khách hàng không có thiện chí hợp tác trả nợ hoặc không còn khả năng hoàn trả gốc lãi khoản nợ. NHTM bắt buộc phải áp dụng các biện pháp mạnh hơn để đảm bảo quyền lợi và nhanh chóng thu hồi nợ xấu như:

* Bán nợ: NHTM chuyển giao quyền chủ nợ cho tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua nợ. Khi bán các khoản nợ xấu, NHTM thường bán với giá thấp hơn nghĩa vụ nợ cần thu hồi để giảm rủi ro và sớm thu hồi nợ. Hiện nay, phần lớn các khoản nợ xấu của NHTM thường được bán cho VAMC (Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam), DATC (Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam) hoặc các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại (AMC)...

* Xử lý TSĐB: NHTM cũng có thể xử lý TSBĐ theo thỏa thuận đã kí trong hợp đồng thế chấp khi bên vay không trả được nợ bằng các hình thức như:

Tự bán TSBĐ công khai trên thị trường. Bán qua trung tâm đấu giá.

Bán cho công ty mua bán nợ.

NHTM nhận TSBĐ để cấn trừ nợ, giao cho công ty quản lý tài sản (AMC) của NHTM quản lý và khai thác, kinh doanh.

* Sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý: thông qua việc khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc trọng tài thương mại buộc người vay phải thanh toán nợ cho NHTM. Trường hợp bên vay vi phạm không thực hiện bản án hoặc quyết định của tòa án, NHTM có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thực hiện bản án hoặc quyết định của tòa án. Tuy nhiên phương án này thường tốn nhiều thời gian, có thể đến vài năm do việc thực hiện thủ tục tố tụng và thi hành án phải theo

trình tự của luật định và tốn kém nhiều chi phí như án phí, phí thi hành án, các chi phí xác minh, niêm yết thông tin, cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản thi hành án...

* Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu: khi các biện pháp thu hồi nợ khác không hiệu quả, NHTM sẽ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp thiệt hại của khoản nợ xấu. Biện pháp này thường áp dụng với nợ nhóm 5 hoặc trong trường hợp khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích.

- Theo dõi sau khi thực thi phương án khắc phục: Thông qua hệ thống báo cáo, thống kê nội bộ NHTM và báo cáo Ngân hàng nhà nước.. .cán bộ xử lý nợ xấu thực hiện báo cáo tiến độ xử lý các khoản nợ xấu định kì hàng tuần, tháng hoặc quý.

Căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh thay đổi hoặc phối hợp linh hoạt các biện

pháp xử lý nợ.

- Phối hợp, hỗ trợ với công tác quản lý danh mục nợ: Danh mục nợ được theo dõi định kì và khi có thay đổi của danh mục theo hướng tiêu cực như gia tăng nợ xấu, nợ cần chú ý. bộ phận theo dõi danh mục sẽ đưa ra cảnh báo đến các bộ phận liên quan về khoản nợ. Bộ phận xử lý nợ xấu sẽ tư vấn, tham mưu hoặc hỗ trợ sớm (nếu cần) đối với các khoản nợ có nguy cơ chuyển nợ xấu này.

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w