Thực hiện đồng bộ các biện pháp thu hồi nợxấu

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 89)

- Để tăng số thu từ các khoản nợ xấu, cán bộ xử lý nợ cần áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý nợ, trong đó biện pháp đôn đốc cần được triển khai quyết liệt. Đây được xem là biện pháp ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả mang lại không phải là

nhỏ. Cụ thể :

+ Tích cực nhắc nợ qua điện thoại hoặc bằng văn bản thu hồi nợ đối với khách hàng hoặc bên thế chấp.

+ Tiến hành gặp mặt trực tiếp khách hàng hoặc bên thế chấp và ghi nhận bằng biên bản, có thể gặp khách hàng tại trụ sở VietABank- Chi nhánh Hà Nội hoặc tại cơ sở kinh doanh của khách hàng.

+ Đối với trường hợp khách hàng trốn tránh hoặc không xác định được nơi cư trú, VietABank- Chi nhánh Hà Nội cần có công văn yêu cầu xác minh gửi đến chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an quản lý địa bàn.

Tích cực đôn đốc khách hàng vừa tạo sức ép đối với khách hàng bên bảo lãnh, vừa giúp cán bộ xử lý nợ thu thập, nắm vững thông tin khách hàng.

- Đối với khoản nợ xấu còn khả năng khai thác thì việc xem xét cơ cấu lại nợ, giúp cho khách hàng có cơ hội để tiếp tục hoạt động sản xuất và tiến hành trả nợ

cho ngân hàng.

- Đối với các khách hàng không thể đưa ra được phương án trả nợ khả thi thì VietABank- Chi nhánh Hà Nội tiến hành xử lý TSBĐ. Cần đánh giá lại TSBĐ đề ra

hàng có thiện chí trả nợ nhằm đơn giản hoá thủ tục, giải quyết nhanh, giảm thấp chi phí .. .hoặc khi tính pháp lý của TSBĐ chưa được đầy đủ thì biện pháp này sẽ làm giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng và ngân hàng.

+ Đối với TSBĐ mà tính pháp lý yếu thì VietABank- Chi nhánh Hà Nội tiến hành hoàn thiện về mặt pháp lý (nếu có thể) và hạn chế tối đa sử dụng biện pháp tố tụng vì nguy cơ tòa án tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu là rất cao.

+ Đối với TSBĐ là bất động sản có tính thanh khoản tốt hoặc TSBĐ là quyền thuê, quyền tài sản phát sinh trong tương lai..., VietABank- Chi nhánh Hà Nội có thể nhận cấn trừ nợ, sau đó tục cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, hoặc sử dụng để làm chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ mạng lưới kinh doanh.

+ Đối với các khoản nợ tại các đơn vị, doanh nghiệp có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất và lĩnh vực kinh doanh khả thi trong tương lai thì có thể xem xét phương án chuyển nợ thành cổ phần của doanhnghiệp. Tuy nhiên, cũng cần tính đến bài toán khi vào tiếp quản hoặc thành cổ đông của doanh nghiệp, ngân hàng có đủ khả năng quản lý, am hiểu ngành hàng, lĩnh vực đó.

- Đối với các khoản nợ đang ở giai đoạn khởi kiện hoặc thi hành án thì bên cạnh việc sát sao, bám sát tiến độ với cơ quan tòa án, thi hành án, cán bộ xử lý nợ tiếp tục đôn đốc và tìm các phương án khác thuyết phục khách hàng. Trường hợp thông nhất được phương án khả thi đảm bảo quyền lợi ngân hàng thì có thể thực hiện thủ tục rút đơn khởi kiện hoặc rút đơn yêu cầu thi hành án.

- Trường hợp bắt buộc phải giải quyết theo con đường tố tụng thì cán bộ xử lý nợ cố gắng thuyết phục khách hàng thực hiện thủ tục hòa giải sẽ tiết kiệm thời gian hơn là tranh tụng tại tòa.

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w