Định hướng về xử lý nợxấu của Chính phủ vàNgân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 83)

Ngay từ đầu năm 2019, thủ tướng chính phủ đã có những chỉ đạo về nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong năm 2019.Cụ thể, tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, chính phủ xác định việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu thuộc nhóm những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019. Tại nghị quyết này, chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước tập trung vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tín dụng; tiếp tục quyết liệt thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020; phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2% và tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu (gồm nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC hiện chưa xử lý được và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu) dưới 5%. Bên cạnh đó cần tạo chuyển biến căn bản về quản trị ngân hàng, hiệu quả và an toàn hoạt động; tập trung xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước.

Trước định hướng đó của chính phủ, thống đốc Ngân hàng nhà nước cũng đã ra chỉ thị đầu tiên trong năm 2019 - Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019. Theo đó, Ngân hàng nhà nước yêu cầu đẩy mạnh triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020. Trong đó tập trung xử lý hiệu quả các TCTD yếu kém; về xử lý nợ xấu của các TCTD tập trung xử lý theo hướng : đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu; yêu cầu các TCTD tích cực rà soát, phân loại nợ, trích lập

dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định, có giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh, tăng cường, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn theo mục tiêu đề ra.

Đối với VAMC, tại Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngày 14/01/2019, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh có chỉ đạo VAMC rà soát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng nợ xấu đã và sẽ mua để xây dựng kế hoạch mua, bán, xử lý nợ xấu trong năm 2019, làm tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản xử lý xong nợ xấu các TCTD bán cho VAMC. VAMC tiếp tục tăng cường phối hợp với TCTD để rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định các biện pháp xử lý, thực hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và TSBĐ của các khoản nợ đã bán cho VAMC, sử dụng triệt để những biện pháp mà nghị quyết tạo điều kiện để xử lý nợ xấu.

Về mục tiêu dài hạn ngành ngân hàng, ngày 08/08/2018, thủ tướng chính phủ đã kí quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2025, định hướng đến năm 2030, xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ đươc ưu tiên, theo đó:

- Giai đoạn 2018 - 2020: “Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi

của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm số lượng TCTD

yếu kém để có số lượng các TCTD phù hợp, hoạt động lành mạnh;”

- Phấn đấu đến cuối năm 2020: “Đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).”

- Phấn đấu đến cuối năm 2025: Nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD dưới 3%.

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w