- Công tác xử lý nợ xấu đòi hỏi sự tương tác giữa cán bộ xử lý nợ với nhiều bộ phận liên quan. Tuy nhiên hiện nay quy trình nội bộ tại VietABank về xử lý nợ xấu chỉ quy định về cách thức tương tác và các chứng từ cần thiết để luân chuyển giữa các bộ phận nhưng chưa quy định về thời gian tối thiểu hoặc tối đa mà các bộ
phận phải xử lý xong công việc của mình. Cụ thể:
+ Bộ phận kho quỹ: quản lý bản gốc giấy tờ TSBĐ, các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng kí giao dịch bảo đảm... Cán bộ xử lý nợ khi muốn kiểm tra tính nguyên vẹn và đầy đủ của các hồ sơ gốc phải có yêu cầu bằng văn bản với bộ phận kho quỹ. Bộ phận này sẽ thực hiện kiểm kê theo yêu cầu và phản hồi lại. Cá biệt có những trường hợp mà sau 7-10 ngày mới có phản hồi lại cho cán bộ xử lý nợ, gây chậm trễ trong quá trình lập phương án.
này mới đưa ra phản hồi là khá lâu..
+ Trung tâm xử lý nợ: đơn vị tương tác trực tiếp với cán bộ xử lý nợ chi nhánh thông qua các cán bộ quản lý địa bàn. Mỗi cán bộ quản lý địa bàn sẽ quản lý 3-4 chi nhánh, tiếp nhận các hồ sơ, thông tin từ phòng xử lý nợ chi nhánh và phản hồi các thông tin chỉ đạo từ các cấp có thẩm quyền. Số lượng các khoản nợ xấu quá lớn với địa bàn quản lý rộng nên quá trình tương tác có thể không kịp thời giữa trung tâm xử lý nợ hội sở và chi nhánh.
+ Do đó bổ sung điều kiện về thời gian xử lý công việc vào quy trình xử lý nợ là điều cần thiết để tăng tính trách nhiệm của các bộ phận và đẩy nhanh hiệu quả công tác xử lý nợ.
- Tăng tính chủ động và quyền tự quyết cho giám đốc chi nhánh, hội đồng xử lý nợ cấp 2 tại chi nhánh thông qua việc tăng phạm vi ủy quyền phê duyệt, quyết định một số nghiệp vụ, thủ tục mang tính hành chính. Có thể kể đến như việc nộp án phí, phí thi hành án: khi có quyết định thu phí của cơ quan nhà nước đối với hồ sơ thuộc phạm vi của chi nhánh thì giám đốc chi nhánh có thể kí phê duyệt chi phí này để tiết kiệm thời gian, chứ không cần phê duyệt của giám đốc trung tâm xử lý nợ như hiện nay.