MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91)

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Để có môi trường thuận lợi cho hoạt động xử lý nợ xấu của các NHTM thì Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đinh hướng chỉ đạo và hoạch định chính sách:

- Chính phủ cần chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc giữa các bộ ngành, bao gồm các cơ quan tham mưu và cơ quan ban hành chính sách trong việc xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu như sau:

+ Chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Toà án Nhân dân Tối cao có văn bản hướng dẫn cụ thể về xử lý TSBĐ đối với khoản nợ xấu tại các NHTM. Trong đó, ngoài việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quyđịnh bất hợp lý hiện nay về xử lý TSBĐ (ví dụ quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Công an, UBND nơi tiến hành thu giữ TSBĐ trong việc phối hợp với các TCTD và VAMC thu giữ TSBĐ.) thì cần quy định chi tiết trình tự thủ tục xử lý TSBĐ.

+ Chỉ đạo Tòa án Nhân dân tối cao nghiên cứu xem xét ban hành Nghị quyết hướng dẫn cụ thể về việc thụ lý xét xử vắng mặt bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đối với trường hợp các đương sự này mất tích, bỏ trốn, vắng mặt tại nơi cư trú hoặc trụ sở công ty. Đồng thời, ban hành các án lệ đối với các vụ án có liên quan đến việc TCTD khởi kiện khách hàng để áp dụng thống nhất trong công tác xét xử, từ đó đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, tiến độ xử lý nợ xấu và xử lý TSBĐ.

+ Có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết về việc sau khi xử lý tài sản thi hành án, cần ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ cho các NHTM trước khi trừ đi các chi phí của quá trình thi hành án. Nâng cao hơn hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự bằng cách tập trung tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệulực pháp luật, có điềukiện thi hành của các TCTD để nhanh chóng thu hồi nợ xấu và giảm tồn

đọng các án tín dụng tại cơ quan thi hành án.

- Tích cực chỉ đạo công tác cổ phần hóa hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước bởi vì trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều nợ xấu xuất phát từ các doanh nghiệp

nhà nước nhưng chưa có hướng xử lý dứt điểm.

- Tạo môi trường kinh tế vĩ mô bình ổn, các chính sách định hướng phát triển kinh tế xã hội thống nhất, không chồng chéo, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động sản

xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Không ngừng cải thiện,

ngày càng đơn giản hóa các thủ tục hành chính để các doanh nghiệp không ở trong

tình trạng bị động, tốn kém hoặc không theo kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách.

Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các ngành nghề, hoạt động kinh

doanh hoặc kiểm tra thuế sẽ giúp lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, giảm thiểu

việc phát sinh nợ quá hạn. Kinh tế vĩ mô phát triển sẽ tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển sẽ giúp các NHTM nhanh chóng xử lý TSBĐ là bất động sản

để thu hồi nợ.

- Xây dựng các hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ để khoản nợ đúng nghĩa là một loại hàng hóa, có sự tham gia của cả các nhà đầutư nước ngoài.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan

Ngân hàng nhà nước với vị trí là cơ quan quản lý đứng đầu hệ thống các TCTD Việt Nam có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong công tác xử lý nợ xấu, là cầu nối giữa chính phủ với các NHTM. Để tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tốt hơn công việc xử lý nợ của mình Ngân hàng nhà nước cần:

vụ giữa các đơn vị này và sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhà nước chưa thực sự chặt chẽ, gây ra lỗ hổng.

- Quán triệt các NHTM nghiêm túc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ cho cơ quan CIC để đảm bảo xếp hạng thông tin là khách quan, minh bạch. Ngân hàng nhà nước cần xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh và bảo mật để có thể khai thác hiệu quả nguồn thông tin từ CIC, phục vụ cho công tác quản lí, giám sát của mình.

Một số kiến nghị đối với VAMC:

- Tăng vốn từ ngân sách nhà nước để tăng quy mô mua bán nợ của VAMC. VAMC sẽ chủ động hơn trong việc mua nợ của các NHTM.

- Thể hiện vai trò và phối hợp mạnh mẽ hơn với các NHTM trong việc xử lý nợ xấu vì hiện nay phần lớn các khoản nợ sau khi NHTM bán cho VAMC thì VAMC có văn bản ủy quyền lại cho các TCTD tiếp tục thu hồi và xử lý nợ. Các TCTD sẽ tự lên phương án thu hồi và báo cáo lại với VAMC về kết quả hoạt động ủy quyền của VAMC cho TCTD theo cơ chế báo cáo một chiều mà chưa có sự tương tác nhiều giữa các bên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã nêu lên định hướng về công tác xử lý nợ xấu của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam, kế hoạch và định hướng hoạt động tín dụng, xử lý nợ xấu của VietABank nói chung và VietABank- Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Để hiện thực hóa các định hướng này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cho VietABank và VietABank- Chi nhánh Hà Nội để tăng cường hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ xấu. Cùng với đó là các kiến nghị, đề xuất với các cơ quan quản lí nhà nước để cùng tháo gỡ những khó khăn, phối hợp hành động và hỗ trợ VietABank, VietABank- Chi nhánh Hà Nội trong hoạt động xử lý thu hồi nợ xấu.

KẾT LUẬN

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt và mạnh mẽ, không chỉ là giữa các NHTM trong nước mà còn là với các đế chế tài chính hùng mạnh ở nước ngoài. Do đó, nâng cao “sức khỏe” của các TCTD mà trọng tâm là vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, giải quyết tình trạng nợ xấu đang tồn đọng và ngăn chặn nợ xấu phát sinh càng cấp thiết. Sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ và quyết tâm cao của chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các cơ quan ban ngành và các TCTD, trong đó có VietABank sẽ giúp thực hiện mục tiêu này.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả nhất định. Từ những cơ sở lý luận chung về nợ xấu và xử lý nợ xấu trong NHTM; từ đó làm căn cứ để đi sâu nghiên cứu thực trạng, chỉ ra những khó khăn, bất cập gặp phải trong công tác xử lý nợ xấu tại VietABank - Chi nhánh Hà Nội; luận văn đã đưa ra một số giải pháp riêng cho VietABank- Chi nhánh Hà Nội và VietABank để tăng cường hiệu quả công tác xử lý nợ xấu; bên cạnh đó, đề xuất các kiến nghị đến Ngân hàng nhà nước, các Bộ ban ngành liên quan và Chính phủ để có thể giải quyết phần nào các vấn đề tồn đọng, vướng mắc trong công tác xử lý nợ xấu tại VietABank cũng như hệ thống các NHTM.

Với mục tiêu ban đầu đã đặt ra, luận văn đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên do trình độ có hạn và điều kiện hạn hẹp về thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp và ý kiến chỉ dẫn thêm của Quý thầy cô và bạn đọc./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Hồ Diệu (2001), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP.HCM. 2. PGS TS.Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh

doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. PGS TS.Nguyễn Văn Tiến (2018), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Hoàng Thị Duyên (2016), “Bàn về hiệu quả xử lý nợ xấu ngân hàng”, Tạp chí Tài chính, Kì I (tháng 8/2016).

5. Huỳnh Thị Phương Thảo (2014), “Vận dụng nguyên tắc của hiệp ước Basel để hạn chế nợ xấu”, Tạp chí Tài chính Bảo hiểm (tháng 01/2014).

6. Đào Ngọc Chung (2015), Xử lý nợ xấu tại NHTM Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, TP Hà Nội.

7. Nguyễn Hà Thành (2013), Xử lý nợ xấu tại NHTM Công thương Việt Nam- Chi nhánh 5 TP Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

8. Luật các tổ chức tín dụng, Quốc hội, ngày 16/06/2010.

9. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Ngân hàng Nhà nước, ngày 22/04/2005.

10. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước, ngày 21/01/2013.

11. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi một số điều Thông tư số 02/2013/TT-NHNN , Ngân hàng nhà nước, ngày 18/03/2014.

12. Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, Quốc hội, ngày 21/06/2017.

13. Thông tư số 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua bán nợ của TCTD, Ngân hàng nhà nước, ngày 17/07/2015.

14. Thông tư 21/2013/NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM, Ngân hàng nhà nước, ngày 09/09/2013.

15. Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước, ngày 30/12/2016.

16. Báo cáo tổng hợp của VietABank- Chi nhánh Hà Nội 2016, 2017,2018. 17. https://www.vietabank.com.vn

18.ĩttps://fsppm.fuv.edu.vn

19.ĩttp://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/kinh-nghiem-xu-lỵ-no-xau-cua-cac-nuoc

Một phần của tài liệu 1432 xử lý nợ xấu tại NHTM CP việt á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w