sinh hoạt và vệ sinh môi trường
1.1.4.1. Các yếu tố thuộc về bên trong Trung tâm a) Các chính sách, chiến lược của Trung tâm
Chính sách tuyển dụng, chính sách đổi mới công nghệ, chính sách tiền lương tiền công, chính sách khen thưởng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực tại một đơn vị. Đặc biệt, trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường là đơn vị sự nghiệp có thu chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Do vậy, chính sách, chiến lược phát triển của các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cần nêu rõ vai trò cần phát triển nguồn nhân lực, nội dung của phát triển nguồn nhân lực là gì, quyền lợi, ngh a vụ của người lao động.
Các Trung tâm phải lập kế hoạch nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đủ nhân lực về số lượng và chất lượng để thực hiện được các chiến lược đã đề ra. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược/kế hoạch phát triển kinh doanh của Trung tâm, đồng thời gắn với chiến lược/kế hoạch của đơn vị quản lý cấp trên (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Giám đốc trung tâm định hướng cho chiến lược phát triển nhân lực, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, nhân viên lành nghề và phát huy tài năng của họ. Từ chiến lược đó đơn vị sẽ đặt ra những yêu cầu cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.
b)Nhận thức tích cực của giám đốc trung tâm về phát triển nguồn nhân lực (Yếu tố lãnh đạo)
Giám đốc trung tâm là người quyết định quy mô, số lượng, các chính sách khuyến khích nâng cao trình độ cho lao động tại đơn vị. Do vậy, giám đốc là người nhận biết tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị mình và mối quan hệ của nó với sự phát triển trung tâm. Khi giám đốc có tầm nhìn chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, sẽ xây dựng những chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng nhu cầu quản lý, nhu cầu sản xuất tại trung tâm. Từ đó, định hướng phát triển bền vững nguồn nhân lực. Đồng thời thái độ lãnh đạo thân thiện, luôn quan tâm đến đời sống cán bộ nhân viên sẽ là động lực tốt giúp khuyên khích người lao động làm việc hiệu quả.
c) Cơ sở vật chất và khả năng tài chính (Yếu tố tài chính):
Các Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn là đơn vị sự nghiệp có thu, do vậy nguồn hoạt động một phần từ ngân sách nhà nước, một phần từ nguồn tự thu từ hoạt động sản xuất. Đặc thù của ngành nước là ngành độc quyền nên lượng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối lớn. Vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để các trung tâm đầu tư cho công nghệ và đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
d) Văn hóa doanh nghiệp:
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự trung thành của một người lao động đối với doanh nghiệp, nó thể hiện cách ứng xử của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp với nhau, cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp trên và ngang cấp, nó tạo nên nét riêng biệt của một doanh nghiệp và là nét truyền thống cần phải phát triển trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
Môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Để tạo lập môi trường làm việc thật sự thân thiết, gắn bó và được duy trì bền vững, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết.
e) Cơ sở thông tin quản lý nguồn nhân lực
Việc lưu trữ, cập nhật thông tin quản lý nguồn nhân lực một cách khoa học sẽ giúp nhân viên chuyên trách nguồn nhân lực tìm kiếm nhanh chóng thông tin cần thiết cho quản lý nhân lực nói chung và cho phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Cần đảm bảo thông tin quản lý nguồn nhân lực được giữ bí mật. Tuy nhiên, hiện nay việc lưu trữ thông tin của lao động trong các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đa phần còn thủ công, dẫn đến hạn chế rất lớn trong việc quản lý và cập nhật thông tin của lao động tại đơn vị.
1.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài a) Chính sách vĩ mô của nhà nước
Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá. Để mục tiêu chiến lược đến năm 2023 “Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người-ngày” thì yêu cầu rất lớn về phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện được chiến lược nhà nước đề ra. Do vậy, nhà nước phải có chính sách điều tiết trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tại các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, cơ chế lao động tốt, chế độ tiền lương, thưởng, phúc lợi cao là những yếu tố hấp dẫn và thu hút được người lao động, đặc biệt là người lao động có chất lượng cao. Ngược lại cơ chế tiền lương và chính sách đãi ngộ lao động không tốt thì khó thu hút được lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực tại các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường phải được thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trường lao động.
- Chính sách đào tạo nghề
Hệ thống trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề phát triển tạo điều kiện cho chất lượng lao động được nâng cao. Do đó, quy mô số lượng nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo nhằm cung ứng cho thị trường lao động. Bên cạnh đó cũng xét đến sự gia tăng tỷ lệ lao động trình độ đại học trên tổng số lực lượng lao động, lực lượng lao động có trình độ trên đại học trong tổng số lực lượng lao động, các chuyên gia trong tổng số lực lượng lao động. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động nói chung và cho chính các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nói riêng.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành: Đặc trưng của lao đông tại các Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn 90% lao động là lao động trực tiếp (công nhân nghề), cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kỹ năng nhân lực sản xuất chưa tương ứng và đáp ứng kịp với việc đầu tư trang thiết bị máy móc kỹ thuật cao. Do vậy, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu lao động của ngành, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành cần có những chính sách cụ thể đối với các yêu cầu đáp ứng với sự phát triển của ngành đặc thù: tuổi, giới tính, trình độ dân trí, trình độ học vấn và chuyên môn tay nghề cũng như các nguồn lao động bổ sung,...
- Chính sách phát triển ngành: Tốc độ tăng trưởng, sự đổi mới, công nghệ mới của các Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn: Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu nước sạch ngày càng cao của người dân, các trung tâm nước sạch đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất, do đó, đòi hỏi phải đào tạo nhân viên nắm bắt được các kỹ năng mới.
b) Khoa học và công nghệ:
Hiện nay ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã tiếp cận và ứng dụng phát triển về khoa học và công nghệ sản xuất của thế giới. Thách thức về việc đảm bảo đội ngũ công nhân, kỹ sư lành nghề đặc biệt là các chuyên gia nhằm nắm bắt kịp thời để quản lý vận hành các công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó khi thay đổi công nghệ, một số công việc hiện tại hoặc một số kỹ năng không còn phù hợp nữa làm phát sinh nhu cầu đào tạo lại, bố trí,sắp xếp nhân lực phù hợp với tình hình mới. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực cần phải có kế hoạch và chiến lược cụ thể nhằm giải quyết triệt để các yêu cầu khách quan của tình hình mới.
- Thông tin, truyền thông: Công nghệ thông tin, truyền thông ngày càng phát triển, nó liên quan đến các vấn đề truyền bá thông tin, hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức đến với người dân thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Trung tâm.
- Năng lực của các cơ sở đào tạo: Một trong những nguồn cung cấp lao động rất quan trọng cho các doanh nghiệp, trung tâm khả năng này cao hay thấp trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ dư thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực trong các thời kỳ khác nhau. Ngoài ra, chất lượng của các cơ sở đào tạo cũng phải được xem là nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong tương lai.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội.