Phát triển nguồn nhân lực rộng khắp ở mọi cấp: sẽ được thực hiện với tất cả cán bộ nhân viên trong l nh vực cấp nước và vệ sinh môi trường, kể cả những cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp địa bàn. Các cán bộ chủ chốt phải nắm vững những nguyên tắc và cách tiếp cận mới của Chiến lược. Nhân viên ở cấp huyện và cấp cơ sở là những người trực tiếp thực hiện Chiến lược phải thấu hiểu Chiến lược và có các kỹ năng tốt thực hiện Chiến lược.
Phát triển nguồn nhân lực toàn diện và theo kế hoạch: Lập kế hoạch đào tạo đồng bộ và toàn diện cho các loại cán bộ: chỉ đạo, quản lý, lập kế hoạch, chương trình; kỹ thuật, tài chính, tín dụng, ngân hàng cho đến nhân viên quản lý và công nhân vận hành, sửa chữa bảo dưỡng.
Việc đào tạo sẽ chú trọng tới dạy thực hành hơn là lý thuyết đơn thuần, chú trọng đào tạo tại chỗ kết hợp giữa giảng dạy ở lớp với hướng dẫn thực hành tại hiện trường. Kế hoạch đào tạo sẽ được thiết kế toàn diện theo nhu cầu nhưng cần đề cập đến các kỹ năng sau: Lập kế hoạch và quản lý thực hiện theo cách tiếp cận dựa trên nhu cầu. (ii) Các kỹ năng tư vấn và Thông tin - Giáo dục - Truyền thông; Đánh giá toàn diện các dự án, kể cả nghiên cứu khả thi; Lập kế hoạch về tài chính; Theo dõi và đánh giá thực hiện dự án; Các kỹ năng cụ thể về kỹ thuật như: đánh giá nguồn nước, xét nghiệm chất lượng nước, vận hành và bảo dưỡng.
Chế độ đãi ngộ được chú ý để ổn định và thu hút được cán bộ, nhân viên giỏi công tác ở cấp tỉnh và cơ sở. Khuyến khích các nhân viên trẻ làm việc ở cấp huyện, Nhà nước coi trọng kinh nghiệm công tác ở cấp cơ sở, tạo điều kiện cho họ phát triển. Phối hợp các hoạt động phát triển nguồn nhân lực ở các Bộ, Ngành vì mỗi Bộ, Ngành đều có những cơ sở đào tạo riêng của mình, nhưng cần chú ý tới chương trình đào tạo
cán bộ, nhân viên cho l nh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn. Nhà nước cả Trung ương và Tỉnh cần bảo đảm nguồn kinh phí thoả đáng cho đào tạo trong l nh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn.