Công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 81)

Trong những năm qua, vì đào tạo được xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đơn vị nênTrung tâm đã chú trọng đến vấn đề sử dụng lao động sau đào tạo. Lao động đã được đào tạo sau khi kiểm tra trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Nếu đạt thì được bố trí vào công việc theo hướng ngày càng phù hợp giữa người và việc. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý sau khi đào tạo được thay thế vào những vị trí công tác mới (thay thế vị trí những người đã thuyên chuyển công tác). Những người chưa được bổ nhiệm vẫn tiếp tục đảm nhiệm công tác cũ song trách nhiệm nặng hơn.

Bảng 2.18. Tình hình sử dụng lao động sau đào tạo của Trung tâm

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Số tương đối (%) Số tuyệt đối (người) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (người)

Tổng số lao động được đào tạo 100,0 63 100,0 74

Số lao động đã đào tạo được sử dụng

đúng chuyên môn 95,24 60 97,3 72

Số lao động đã đào tạo chưa được sử

dụng đúng chuyên môn 4,76 3 2,7 2

Nhìn chung, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trung tâm đã thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, không những đem lại hiệu quả riêng cho Trung tâm mà còn đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước. Trung tâm đã biết tận dụng những thuận lợi để thực hiện tốt hơn công việc của mình và phát huy được hết khả năng, tác phong và thái độ của người lao động. Tuy vậy cần chú ý nhiều hơn nữa đến công tác sau khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Bố trí những người chưa đúng năng lực về đúng năng lực, sở trường của họ. Việc bố trí đúng năng lực sở trường của người lao động sẽ tạo cho họ có khả năng phát huy năng lực, rèn luyện họ làm việc theo phong cách khoa học, theo ý thức trách nhiệm và theo một quy trình nghiêm ngặt. Mặt khác, cần điều chuyển những người không đủ trình độ năng lực sang làm những công việc phù hợp hơn với chuyên môn, năng lực của họ. Có như vậy bộ máy quản lý mới tinh gọn và dễ dàng hơn cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh được giao.

- Bố trí lao động làm việc phù hợp với năng lực để dễ dàng xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý đảm bảo công bằng giữa các cá nhân trong Trung tâm.

- Bố trí lao động phù hợp với sức khỏe, tâm sinh lý của người lao động tránh tình trạng xấu có thể xảy ra và đặc biệt do tính chất của Trung tâm là đơn vị sản xuất nên chủ yếu là nam giới, nữ ít hơn. Vì vậy cần chú trọng đến vấn đề sức khỏe của người laođộng đặc biệt là khâu tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng nhân sự cần kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ của người lao động đăng ký tuyển dụng và bố trí sao cho hợp lý. Để bố trí, sử dụng hiệu quả, trung tâm cần xác định rõ đúng năng lực, phẩm chất của nguồn nhân lực hiện có. Công tác bố trí sắp xếp lao động trong Trung tâm sẽ tạo nên sự phù hợp với khả năng, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động sua khi họ được tuyển chọn vào Trung tâm. Hơn nữa, nó tạo nên sự phối hợp hoạt động của toàn bộ hệ thống theo không gian và thời gian cân đối nhịp nhàng liên tục cho quá trình hoạt động là điều kiện để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đối với Trung tâm, thường xuyên đánh giá năng lực nhân viên theo từng tháng, quý, năm, điều này giúp ích cho việc sử dụng nhân viên một cách tốt nhất. Thực hiện luân chuyển

công tác trong các tổ sản xuất, phòng để bố trí công việc phù hợp nhất cho nhân viên nhằm phát huy năng lực làm việc, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng nhân viên. Căn cứ vào chức năng của từng công việc mà nhân lực trong Trung tâm được phân chia thành các phòng, các tổ quản lý vận hành. Trên cơ sở đó, Trung tâm quy định cụ thể trách nhiệm cho từng cá nhân, từng nhóm nhân lực để đảm bảo thật tốt nhất và đầy đủ thành thạo các bước công việc trong các Nhà máy. Trung tâm cũng chú trọng phân công những lao động có trình độ cao, có thái độ tốt và có kỹ năng quản lý đảm bảo nhận những công việc quan trọng trong các nhà máy, các tổ quản lý vận hành...

Mặc dù vậy, hiện nay trong công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực của Trung tâm còn bộc lộ một số bất hợp lý: Cơ cấu không đồng bộ, vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, thiếu cán bộ có đủ năng lực chuyên môn phù hợp với ngành nghề; Chưa xác định và xây dựng các vị trí việc làm cụ thể với các định mức khối lượng công việc cụ thể và các thước đo kết quả sản phẩm công việc được giao tương ứng với từng vị trí công việc nhất là đối với số nhân lực công tác tại các nhà máy, các tổ quản lý vận hành, dẫn đến có những vị trí công việc rơi vào tình trạng “quá tải”, trong khi có vị trí thời gian làm việc không nhiều. Việc phối hợp giữa các Nhà máy trong Trung tâm chưa tốt dẫn đến ảnh hưởng việc điều hành khớp nối công việc. Hầu hết các cán bộ chuyên môn được bố trí làm công tác quản lý, trình độ chuyên môn có thể đáp ứng nhưng chưa được đào tạo về nghiệp vụ quản lý nên hiệu quả điều hành còn hạn chế. Do chưa có quy định khuyến khích những nhân lực trẻ có năng lực, tâm huyết để học có cơ hội học tập, nâng cao trình độ và phục vụ lâu dài tại Trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)