Nông thôn tỉnh Thái Nguyên
Để công tác phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả cần thiết phải:
Một là, xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đủ năng lực, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn mới. Cải cách hành chính của các tổ chức cho ta thấy việc xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đủ năng lực chuyên môn, tinh thần thái độ, có trách nhiệm trong thực hiện công vụ có vai trò rất quan trọng trong thành công của cải cách. Nhu cầu cần đáp ứng của xã hội ngày càng cao và đa dạng, vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức cần được thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực thực hành, kỹ năng giải quyết các vấn đề mới mà thực tiễn luôn đặt ra. Việc đưa ra các quyết sách phù hợp với từng ngành, từng địa phương, với từng hoàn cảnh và điều kiện, trên cơ sở các mục tiêu chung đòi hỏi cán bộ, công chức phải có năng lực phù hợp và liên tục được tăng cường.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu phát triển là việc làm lâu dài, bắt đầu tư khâu tuyển dụng cán bộ, công chức cho đến đào tạo, phát triển, đề bạt hay khen thưởng cần hợp lý, rõ ràng, minh bạch. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy chế độ đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý là một động lực rất lớn giúp cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, trước hết là chế độ lương, thưởng và các điều kiện bảo đảm cho cán bộ, công chức toàn tâm và có trách nhiệm với công việc và đồng thời hoàn thiện
hệ thống thể chế trong nền công vụ, bảo đảm rõ ràng về thẩm quyền, tính trách nhiệm đối với từng vị trí, chức danh.
Ba là,Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính quốc gia. Trong thời đại internet, cùng với việc khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão là xu thế hội nhập quốc tế thì tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính cần được coi như một trong các giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước.
Bốn là,vận dụng các bài học kinh nghiệm, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế về quản lý và sử dụng cán bộ, công chức.
Năm là, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân Tỉnh là quyết định sự tập trung mọi nguồn lực trong hệ thống chính trị cùng vào cuộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình.Cơ quan tham mưu cho thường trực Ban chỉ đạo Chương trình của Tỉnh (Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn) có đủ năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết và thực hiện tốt vai trò chủ trì, phối hợp giữa 3 ngành: Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - Y Tế - Giáo dục & Đào tạo trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Tham mưu kịp thời cho Ủy ban Nhân dân Tỉnh quyết định, chỉ đạo điều hành Chương trình trên phạm vi toàn Tỉnh.Tuân thủ chính sách, pháp luật, nguyên tắc quản lý Chương trình, xuất phát từ nhu cầu, sự đồng thuận của người dân nông thôn.
Sáu là, thường xuyên rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương hưởng lợi công trình.Thông tin giáo dục chính sách pháp luật, kết hợp tổng hợp lựa chọn mô hình hợp lý, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng dân cư. Phân công trách nhiệm đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện, đề ra giải pháp sử lý kịp thời những tồn tại vướng mắc. Xác định nhiệm vụ và đầu tư nguồn lực hàng năm cho công tác Theo dõi - Đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn nông thôn Tỉnh nhằm có đủ thông tin, chủ động tham mưu cho các cấp thẩm quyền có chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình có hiệu quả.
Bảy là, nguồn nhân lực phải được coi là tài sản quý nhất. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực trở thành ưu tiên hàng đầu. Cần làm tốt ngay từ khâu hoạch định chiến lược. Biết lấy đào tạo làm nền tảng. Đồng thời, kiểm soát được quá trình phát triển.
Tám là, xây dựng văn hoá học tập, khuyến khích tự học và trao đổi tri thức, khuyến khích những tiến bộ nhỏ nhưng có tính liên tục. Chú trọng tới phát triển cho nhân lực quản lý, điều hành và chuẩn bị tốt cho đội ngũ kế cận. Dành sự quan tâm thoả đáng cho việc tiếp cận dần những đòi hỏi mới trong phát triển nguồn nhân lực như quản trị tài năng, quản trị đa văn hoá. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho nguồn nhân lực, đáp ứng tiến trình hội nhập.