Thái Nguyên
Cần nghiên cứu tham khảo kết quả từ nghiên cứu này nhất là các giải pháp được đề xuất để tổ chức thực hiện trong thực tiễn hoạt động của Trung tâm, từ đó khắc phục các hạn chế, bất cập hiện nay, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần vào sự phát triển chung của Trung tâm trong thời gian tới.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận trình bày ở chương 1; Qua đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Thái Nguyên ở chương 2; Trong chương 3 tác giả đã đưa ra những định hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực từ đó có những giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể như sau: Nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm đến năm 2023 và những năm tiếp theo; Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến công tác cán bộ; Hoàn thiện hoạt động quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Đảm báo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và xây dựng văn hóa doanh nghiệp của cơ quan. Thông qua chương 3 và toàn bộ luận văn, tác giả mong muốn sẽ có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc đưa ra những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài, vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, vừa là yêu cầu và cũng vừa là giải pháp quyết định đến thành công của các tổ chức nói chung và Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm là một đòi hỏi xét cả phương diện về lý luận, thực tiễn. Trước nghiên cứu này đã có nhiều công trình công bố có thể tham khảo, kế thừa, tuy nhiên chưa có một công trình nào tiếp cận, phân tích một cách toàn diện, có hệ thống phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
(i) Để có cơ sở giải quyết các vấn đề nghiên cứu thực trạng, đề tài đã: hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực (các khái niệm có liên quan; mục tiêu, vai trò và nội dung phát triển nguồn nhân lực; đặc điểm của nguồn nhân lực; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm…). Đề tài cũng đã tổng hợp một số bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng đối với Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
(ii) Từ cơ sở lý luận, đề tài đã đi sâu vào tìm hiểu và phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên, kết quả đã xác định các vấn đề đặt ra cần quan tâm giải quyết cụ thể như sau:
- Nguồn nhân lực Trung tâm nhìn chung cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác, tuy nhiên vẫn còn đến 6,59% nguồn nhân lực trong tình trạng yếu và rất yếu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực. Tỷ lệ 6,66% tổng số nhân lực hành chính chỉ có trình độ cao đẳng, trung cấp trở xuống, trong khi khu vực sản xuất con số này lên đến đến 83,33%. Việc thiếu hụt các cán bộ có trình độ đào tạo kỹ thuật chuyên ngành cao đang là rào cản hạn chế sự phát triển của Trung tâm hiện nay. Trình độ chuyên môn của một số bộ phận nguồn nhân lực vẫn chưa phù hợp với yêu cầu công việc. Khối sản xuất thiếu và yếu chưa thực sự đáp ứng được với nhu cầu công nghệ, kỹ
thuật và nhu cầu nước sạch sinh hoạt nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn. Hầu hết các tổ quản lý vận hành nhân lực có trình độ chuyên môn chưa cao. Năng lực quản lý điều hành còn thiếu và yếu nhất là đội ngũ cán bộ quản lý các tổ sản xuất, Trung tâm không có chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính, cán bộ tại trung tâm có trình độ từ chuyên viên trở xuống. Về lý luận chính trị toàn Trung tâm chỉ có 3 cán bộ đạt cao cấp lý luận chiếm 1,67%; 2 cán bộ đạt trung cấp lý luận chiếm 1,11% còn lại phổ biến (97,22%) là sơ cấp trở xuống. Chỉ tiêu này quá thấp so với yêu cầu đòi hỏi của Trung tâm. Phần lớn nguồn nhân lực thiếu các kiến thức bổ trợ như tin học và ngoại ngữ, tỷ lệ cán bộ trực tiếp có thể sử dụng thành thạo tin học (100%) và ngoại ngữ thì không có lao động nào thành thạo, từ đó hạn chế đến khả năng xử lý, mở rộng các hoạt động quản lý và tổ chức hoạt động của Trung tâm.
Cho đến thời điểm hiện nay Trung tâm chưa xây dựng được chiến lược phát triển nói chung và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm dẫn đến sự lúng túng trong định hướng và giải pháp xử lý. Công tác tuyển dụng nhân lực của Trung tâm mặc dù đã được thực hiện khá bài bản, đúng quy định. Tuy nhiên cơ chế, chính sách đãi ngộ nhằm thu hút các cán bộ có năng lực trình độ cao nhất là kỹ sư chính quy chưa phù hợp nên nhiều năm qua không có nhiều kỹ sư chính quy về Trung tâm công tác. Thiếu cơ chế chính sách để giữ chân các cán bộ, nhất là các kỹ sư có chuyên môn giỏi ở lại công tác lâu dài tại Trung tâm. Công tác bố trí sắp xếp cán bộ còn có những bất cập cả ở vị trí chủ chốt, cũng như các đơn vị trực thuộc. Chưa xác định, xây dựng các vị trí việc làm trong Trung tâm, vì vậy chưa định lượng chính xác nhân lực cho từng đơn vị. Công tác đào tạo và đào tạo lại chưa đáp ứng yêu cầu: kinh phí đào tạo thấp so với nhu cầu; hình thức đào tạo còn bộc lộ hạn chế, chưa hiệu quả; công tác đánh giá sau đào tạo chưa được quan tâm. Một bộ phận nguồn nhân lực chưa nhận thức được trách nhiệm trong việc tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ chưa thực sự đảm bảo yêu cầu cả về quy trình, thủ tục và chất lượng; chưa gắn quy hoạch với đào tạo bồi dưỡng và sử dụng. Sử dụng nhân lực còn chưa phản ánh đúng năng lực, trình độ chuyên môn của từng người.
(iii) Để phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên, cần chú ý nắm vững các định hướng và mục tiêu phát triển phát triển chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Tỉnh Thái
Nguyên đã xác định, tập trung vào 5 nhóm giải pháp sau: (i) Nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nguồn nhân lực; (ii)Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm đến năm 2023 và những năm tiếp theo; (iii) Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến công tác cán bộ; (iv) Hoàn thiện hoạt động quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực; (v) Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Trung tâm. Các giải pháp trên cần được thực hiện một cách đồng bộ, giải pháp này là bổ trợ cho giải pháp khác, tuy nhiên các giải pháp ii, iii, iv là mang tính đột phá.
2. Kiến nghị
Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra; kết quả nghiên cứu của luận văn có ý ngh a khoa học và thực tiễn; các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong luận văn có cơ sở khoa học và phủ hợp, đảm bảo sự tin cậy của kết quả nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu của tác giả không tránh được những nhận định chủ quan, do vậy luận văn có thể còn có những tồn tại, hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được sự quan tâm góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện luận văn và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân trong công tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Bá Uân (2016), Tập bài giảng dùng cho cao học Khóa học quản lý nâng cao, Trường Đại Học Thủy Lợi Hà Nội
[2]. Nguyễn Thế Hòa (2016), Quản trị nguồn nhân lực nâng cao dùng cho cao học, Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội
[3]. Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê -2006
[4]. Đào Công Bình, Thực hành kỹ năng quản trị nguồn nhân lực, Nxb Trẻ 2008
[5]. Đỗ Hoàng Sơn (2012), Văn hoá đọc và quản lý nguồn nhân lực, Kỷ yếu ngày Nhân sự Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, trang 95 - 97
[6]. Đỗ Xuân Trường (2012), Tái cấu trúc nền kinh tế và vai trò mới của Quản trị nhân lực, Kỷ yếu ngày Nhân sự Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, trang 74 - 76.
[7]. Trần Bằng Việt (2012), Cải thiện chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp, sẵn sàng cho thời kỳ mới, Kỷ yếu ngày Nhân sự Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, trang 168 - 171
[8]. Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Thái Nguyên ( 2016), Quyết định số 274/ĐA-TTN, ngày 05 tháng 10 năm 2016 về việc tinh giảm biên chế giai đoạn 2016 - 2021 của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Thái Nguyên theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP