Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu 0661 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 47)

Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

Sự ra đời, phát triển của BIDV Thăng Long:

Trong quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) kể từ khi được thành lập năm 1957. BIDV Thăng Long là một trong hai chi nhánh lâu đời nhất hệ thống các chi nhánh của BIDV.

Thời kỳ từ 1957- 1980:

Ngày 26/04/1957 theo Quyết định 177/TTg, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

“được thành lập trực thuộc Bộ tài chính với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ”.Ngày 03 tháng 04 năm 1974, Phòng chuyên quản trực thuộc“Ngân hàng kiến thiết Trung ương (tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu

tư và

Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thăng Long ngày nay) được thành lập theo quyết

định số 103/TC-QĐ/TCCB ngày 03/4/1974 với 15 cán bộ thực hiện quản lý, cấp

phát, kiểm tra và thanh toán xây dựng công trình trọng điểm Cầu Thăng Long” Nhiệm vụ chủ yếu của“Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn Kiến Thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội”.

Thời kỳ từ 1981- 1989:

“Ngày 26/4/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Cùng với đó, Theo quyết định số 75/NH-QĐ ngày 17/7/1981 của

Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”về việc nâng cấp Phòng chuyên quản cầu Thăng Long thành “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng cầu Thăng Long” trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam”.Sau khi được nâng cấp, hoạt động của Chi nhành ngày càng được hoàn thiện và phát triển với các nghiệp vụ như cấp phát vốn, cho vay, thanh toán ...

Thời kỳ từ 1990 - 1994:

“Ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 401/CT - HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam”và bắt đầu mở rộng hoạt động bằng việc tự tìm kiếm các nguồn vốn, bên cạnh nguồn vốn được cấp từ Ngân sách để thực hiện cho vay đầu tư phát triển theo chỉ định của Nhà nước.“Theo đó, để phù hợp với cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 2/4/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định”số 38/NH/QĐ đổi tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng Cầu Thăng Long” thành “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long” và điều chỉnh “chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh cho phép được chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng số 25 cán bộ, Chi nhánh đã được kiện toàn về chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình mới”

Thời kỳ năm 1995 - 2000:

Đến cuối năm 1994 thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ,“BIDV chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và vốn tín dụng đầu tư sang Tổng cục đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài Chính. Trên cơ sở đó Chi nhánh đã bàn giao các công trình cấp phát dở dang sang Tổng cục đầu tư và bắt đầu từ ngày 1/1/1995, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long chính thức chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại”với“nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các

thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức Tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các Tổ chức nước ngoài”.

Thời kì 2001-2008:

“Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long nói riêng đó triển khai đồng bộ đề án cơ cấu lại được Chính Phủ duyệt và dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do ngân hàng thế giới tài trợ tiến tới phát triển thành một ngân hàng đa năng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động ngang tầm với các ngân hàng khu vực”.

Thời kì 2008 đến nay:

Ngày 23/04/2012,“Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Giấy phép số 84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)”.Theo đó“các Chi nhánh của BIDV cũng được đổi tên trong đó Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thăng Long từ ngày 01/05/2012”.Với bản lĩnh vững vàng và truyền thống đoàn kết thống nhất trên dưới một lòng, cùng với sự thay đổi trong quản trị điều hành theo mô hình Ngân hàng TMCP, BIDV không những“bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu, mà còn tạo dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường tài chính. BIDV Thăng Long là một trong các chi nhánh được xếp hạng 1 trong hệ thống các chi nhánh của BIDV”

Một phần của tài liệu 0661 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w