Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu 0661 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 69)

Đây thực sự là một tiêu chí nhạy cảm vì trong giai đoạn 2015 - 2017 do gặp nhiều ảnh hưởng từ sự khó khăn chung của nền kinh tế nên các ngân hàng đã điều chỉnh chính sách tín dụng theo hướng có lợi cho ngân hàng như việc tăng biên độ và kỳ hạn thay đổi lãi suất hoặc tận thu các loại phí nhằm “lách”

quy định về trần lãi suất cho vay.

So sánh với các ngân hàng bạn, sản phẩm của BIDV có thể chưa đa dạng như VPBank, Sacombank; hệ thống mạng lưới chưa rộng lớn bằng Agribank nhưng qua thực tế hoạt động tín dụng cá nhân trong những năm gần đây có thể nói BIDV có tính minh bạch và ổn định hơn trong chính sách tín dụng so với các ngân hàng bạn cụ thể về lãi suất và các loại phí kèm theo một khoản cấp tín dụng.

- về lãi suất: Lãi suất cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Thăng

Long được áp dụng theo công thức như sau:

Lãi suất cho vay bằng = lãi suất cơ sở + biên độ. Trong đó:

Lãi suất cơ sở:

+ Đối với khoản vay ngắn hạn: Áp dụng theo từng thời kỳ.

+ Đối với khoản vay trung, dài hạn: Là lãi suất tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

kỳ hạn 13 tháng hoặc 24 tháng của BIDV tuỳ thời hạn vay.

- Phí ngân hàng: Là thỏa thuận giữa Khách hàng và Ngân hàng, đảm

bảo không thấp hơn phí tối thiểu tương ứng với từng đối tượng khách hàng theo từng loại vay. Tất cả các loại phí như Phí công chứng, phí bảo hiểm khoản vay đều có phiếu thu. Các loại phí như phí trả nợ trước hạn, phí cam kết rút vốn đều được quy định rất rõ trong hợp đồng tín dụng.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất định kỳ:

+ Đối với khoản vay ngắn hạn (≤ 12 tháng): Áp dụng lãi suất thả nổi, điều chỉnh 03 tháng/lần vào ngày mùng 1 đầu tiên của kỳ điều chỉnh

+ Đối với khoản vay trung dài hạn (> 12 tháng): Áp dụng lãi suất thả nổi, điều chỉnh 06 tháng/lần vào ngày mùng 1 đầu tiên của kỳ điều chỉnh

Cơ chế lãi suất tín dụng căn cứ theo lãi suất tiền gửi đã tạo một thế quân bình về lãi suất cho khách hàng lẫn ngân hàng, trong đó lợi ích của hai bên được chia đều. Khi lãi suất tiền gửi của BIDV tăng/giảm thì lãi suất cho

STT Chi nhánh Tổng dư nợ Dư nợ không gồm CCTC, GTCG 31/12/201 6 Dư nợ không gồm CCTC, GTCG 31/12/2017 31/12/ 2016 31/12/ 2017 Tăng trưởng Tuyệt đối % 1 Nam HN ~ 2,470 1,013 -1,457 -58.99 742 758 2____ Hà Thành 2,304 3,161 857 37.20 1,403 1,869

vay cũng tăng/giảm theo. Chính sách lãi suất như vậy được công bố ngay từ đầu khi Cán bộ quan hệ khách hàng tư vấn hồ sơ vay cho khách hàng và được quy định cụ thể trong hợp đồng tín dụng.

BIDV từ trước đến nay có thuận lợi là nơi tập trung tiền gửi của nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn tạo ra nguồn vốn cho vay giá rẻ, đồng thời với phần vốn nhà nước chi phối chiếm trên 95% vốn cổ phần thì BIDV cũng là một đơn vị đi đầu thực hiện chính sách của NHNN trong việc bình ổn lãi suất, kiềm chế lạm phát, bảo đảm thanh khoản. Do đó thời gian qua lãi suất cho vay của BIDV Thăng Long luôn thấp hơn so với mặt bằng lãi suất của các NHTM khoảng 1% - 1.5%

Đây là lợi thế so sánh rất lớn của BIDV Thăng Long vì yếu tố về giá sẽ có tác động mạnh đến quyết định của người đi vay.

Một phần của tài liệu 0661 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w