Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu 0661 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 102)

3.2.1.1. Phát triển thương hiệu bán lẻ trong địa bàn

Tăng cường tiếp cận cho vay khách hàng cá nhân t ại các dự án đang hợp tác với chủ đầu tư và thực hiện giải ngân nốt các đợt thanh toán tiếp theo của dự án đã triển khai như: Hateco Apollo, Xuân Mai complex, Golden heart, Tabudec Plaza, Nhà ở CB CS BCA, Rice City Sông Hồng, Khu liền kề Gia Quất Long Biên...

Triển khai cơ chế hoa hồng môi giới để tiếp cận các chủ đầu tư, sàn giao dịch BĐS tại các dự án trên địa bàn Hà Nội do BIDV làm chủ đầu tư, các dự án

chưa thế chấp tại Ngân hàng trong việc triển khai cho vay người mua nhà. Phối hợp với Phòng KHDN1-2-3 để triển khai cho vay đối với CBCNV của các Doanh nghiệp đang có quan hệ TDBL có uy tín tại Chi nhánh.

Tập trung phát triển thương hiệu, gia tăng hình ảnh, uy tín trên địa bàn Hà Nội; truyền thông về tầm quan trọng và không ngừng bồi đắp giá trị văn hóa doanh nghiệp. Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội.

3.2.1.2. Tập trung gia tăng hiệu quả

Phát huy những kết quả đạt được năm 2017, tích cực đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tạo nền dư nợ ổn định và mang lại hiệu quả tín dụng cao. Trong đó cần tập trung vào sản phẩm có NIM tốt/thu nhập tốt như thấu chi bất động sản, cho vay tiêu dùng tín chấp...

Đẩy mạnh phát triển khách hàng mới để đa dạng hóa nền khách hàng tín dụng, giảm sự phụ thuộc, tập trung dư nợ ở một số khách hàng lớn.

Xây dựng chính sách khách hàng tín dụng, đánh giá tiềm năng và tổng hòa lợi ích thu được từ khách hàng để có chính sách tăng cường hợp tác toàn diện, khai thác tối đa khách hàng về sử dụng dịch vụ, huy động song song với phát triển tín dụng. Tăng cường khai thác và đáp ứng nhu cầu dịch vụ, tiền gửi với các khách hàng có quan hệ tín dụng.

Tiếp tục bám sát nhu cầu vay vốn của khách hàng, áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi của HSC nhằm giữ chân và thu hút khách hàng tốt, mang lại lợi ích cao cho chi nhánh.

3.2.1.3 Hoàn thiện tổ chức mô hình quản lý và kinh doanh

Mặc dù Chi nhánh đã quan tâm chỉ đạo sát sao phát triển hoạt động bán lẻ, kế hoạch giao tương đối cụ thể hàng quý, năm. Tuy nhiên, công tác tổ chức hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến công tác bán hàng và phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh trong thời gian tới cần tập trung vào một số nội dụng sau:

Trước hết cần đề cao trách nhiệm lãnh đạo một số phòng trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch tín dụng bán lẻ. Việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ phải gắn với việc theo dõi, giám sát thực hiện các chỉ tiêu hàng tuần, hàng tháng. Ban lãnh đạo và các phòng ban cần thường xuyên trao đổi giải quyết dứt điểm vướng mắc tránh xảy ra tình trạng né tránh trách nhiệm.

Phòng kế hoạch tài chính cần có những báo cáo thống kê hàng tuần về các chỉ tiêu đã thực hiện trong tuần một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời để giảm công việc báo cáo cho cán bộ quản lý KHCN cũng như để các phòng quản lý khách hàng và phòng đầu mối có cơ sở đề xuất các biện pháp hành động, thay đổi kịp thời.

Với các phòng hỗ trợ như Phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng cá nhân: Đề nghị lãnh đạo các Phòng chức năng liên quan quán triệt tới các cán bộ để hỗ trợ tối đa cho các Phòng quan hệ khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời giúp cho cán bộ QHKHCN có thời gian tập trung vào việc trực tiếp bán sản phẩm tới khách hàng. Phòng nào thiếu tính phối hợp, hỗ trợ đề nghị Ban lãnh đạo có chế tài xử lý kịp thời.

Phòng tổ chức hành chính cần tính toán đảm bảo đủ số lượng cán bộ quan hệ khách hàng cho các phòng đảm bảo cho các phòng đủ quân số để có thể hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Hiện tại, cán bộ quan hệ khách hàng phải đảm nhiệm khá nhiều công việc trong một quy trình giải ngân cho khách hàng. Ban lãnh đạo nên tuyển dụng thêm cộng tác viên để hỗ trợ các công việc phụ tạo điều kiện cho cán bộ tập trung tìm kiếm khách hàng, giảm thiểu thời gian tác nghiệp cho cán bộ.

3.2.1.4 Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm

Bên cạnh thế mạnh về sản phẩm cho vay nhà ở, Ban lãnh đạo cần phối hợp với các phòng ban xây dựng cơ chế linh hoạt hơn cho các sản phẩm như cho vay ô tô, vay tiêu dùng kinh doanh bằng việc xây dựng cơ chế hoa hồng rõ ràng cho các đơn vị giới thiệu khách hàng, rút gọn thời gian phê duyệt cho vay, giảm thiểu những hồ sơ giấy tờ không cần thiết cho các khách hàng có năng lực tài chính tốt, hoạt động kinh doanh không trái pháp luật có cơ hội tiếp cận vốn vay.

Bên cạnh đó, sản phầm cho vay tín chấp cũng là một sản phẩm đáng lưu tâm vì thời gian xử lý tốn ít mà mang lại NIM cao. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, chi nhánh cũng cần xây dựng những quy định, cơ chế rõ ràng như xác định các đối tượng khách hàng công tác ở các đơn vị ở các ngành nghề, cơ quan nào, mức lương bao nhiêu trở lên để cán bộ quan hệ khách hàng có mục tiêu tiếp cận rõ ràng, đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu 0661 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w