Môi trường hoạt động

Một phần của tài liệu 0661 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 89)

Môi trường kinh doanh năm 2017 và triển vọng năm 2018:

Kinh tế thế giới năm 2017 tăng khá 3,6% với tốc độ nhanh nhất kể từ đợt

phục hồi ngắn hạn năm 2010, thương mại toàn cầu đang hồi phục. Những tín hiệu tích cực dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh

tế thế giới dự báo đạt 3,7%.

Gam màu sáng trong bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam 2017 với sự nỗ lực kiến tạo của Chính phủ: đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế xã hội Quốc hội đề ra. Một vài kết quả nổi bật như:

❖ GDP đạt 6,81% - đây là thành công lớn của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Cán cân thanh toán thặng dư: kim ngạch xuất khẩu năm 2017 tăng 21,1%; nhập khẩu cũng hồi phục do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa máy móc phục vụ xuất khẩu; FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 35 tỷ USD. Tỷ giá hối đoái tiếp tục giữ ổn định và dự trữ ngoại hối tiếp tục gia tăng, đạt 53 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay.

❖ Chính sách tiền tệ đảm bảo cân bằng giữa ổn định và các mục tiêu tăng trưởng: CPI bình quân 3,53%; lãi suất cho vay giảm nhẹ; tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán 16%, tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng, đạt 18,17%; huy động vốn đạt 16-17%, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Ngành ngân hàng thực hiện nhiều bước quan trọng để tăng

cường giải quyết nợ xấu, Nghị quyết 42 được ban hành vào tháng 6/2017, tỷ lệ nợ xấu giảm so với năm trước.

Tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và năng

suất của nền kinh tế vẫn là một ưu tiên trung tâm: cải cách hành chính và môi trường kinh doanh tăng 14 bậc (68/190 quốc gia) và là một trong 2 quốc gia cải cách nhiều nhất trong 15 năm qua theo đánh giá của WB; năng lực cạnh tranh toàn cầu tăng 5 bậc so với năm 2016 (xếp hạng 55/137 quốc gia). Thâm hụt ngân sách đã thu hẹp đáng kể xuống dưới 2% GDP, nợ công đảm bảo tuân thủ giới hạn 65% GDP.

Năm 2018, mục tiêu phát triển KT-XH là: tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh: GDP phấn đấu tăng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8%-10%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33- 34% GDP, tăng trưởng tín dụng 17%.

Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các NHTM đều nhận thức được thị trường tín dụng bán lẻ của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển do qui mô thị trường Việt Nam với dân số trẻ, có thu nhập khá, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm cao. Do vậy, việc các NHTM tham gia đẩy mạnh mảng tín dụng bán lẻ ngày càng sâu rộng đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều đó đòi hỏi nỗ lực không ngừng nghỉ của các tổ chức tín dụng trong môi trường đầy tiềm năng nhưng cũng vô cùng cạnh tranh tại thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu 0661 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w