Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Một phần của tài liệu 0661 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Một vài nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế kể trên là:

Thứ nhất, từ đầu năm 2017 Chi nhánh cũng không còn bất kỳ dự án bất

động sản nào ký hợp tác toàn diện với chủ đầu tư để cho vay cá nhân theo lô. (Các dự án Rice city, 30 Phạm Văn Đồng.. .đều đã hoàn thành. Dự án 35 Lê Văn Thiêm, 219 Trung Kính dù Chi nhánh là Ngân hàng tài trợ vốn chính cho chủ đầu tư tuy nhiên khách hàng hầu hết lại không có nhu cầu vay. Đây là một thách thức vô cùng lớn đối với hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh. Vì sản phẩm cho vay nhà ở vẫn đang là sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ đạo của Thăng Long nói riêng và các Chi nhánh khác thuộc BIDV nói chung. Việc hoàn thành chỉ tiêu dư nợ tín dụng bán lẻ trong năm 2018 là một nhiệm vụ nặng nề đối với chi nhánh.

Thứ hai, ngày 01/05/2017, theo chỉ đạo của HSC, Chi nhánh đã thực

hiện bàn giao Phòng giao dịch Mễ Trì về Chi nhánh Thanh Trì. Do vậy dư nợ TDBL của Chi nhánh cũng sụt giảm hơn 50 tỷ đồng. Ngoài ra theo công văn số 1635/BIDV-KHDNNVV của Hội sở chính ngày 30/03/2017, các chi nhánh sẽ không được tính dư nợ cho vay DN siêu nhỏ vào quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TDBL chung của Chi nhánh. Vì hoạt động cho vay DNSN tại Chi nhánh từ 6 tháng cuối năm 2016 cho đến hết quý I/2017 là khá tốt. Mức dư nợ của DNSN tại Chi nhánh đạt hơn 115 tỷ đồng, chiếm hơn 10% trên tổng dư nợ cho vay bán lẻ không gồm CCTC GTCG. Như vậy, chi nhánh sẽ phải cố gắng phát triển khách hàng

hơn nữa để bù vào phần dư nợ bị hụt này.

Thứ ba, FTP bán vốn của Hội sở chính dành cho tín dụng bán lẻ trong

04 tháng đầu năm rất cao (9.2% kỳ hạn vay trung dài hạn) điều này khiến cho Chi nhánh phải để mức lãi suất vay cao để đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng. Tuy nhiên điều này cũng khiến cho mặt bằng chung về lãi suất cho vay của Chi nhánh thời gian đầu năm 2017 là cao hơn khá nhiều so với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống NHTM.

Thứ tư, hiện tại cơ chế về cho vay nhà ở của BIDV đang gặp rất nhiều

ràng buộc với những quy định thắt chặt trong cho vay nhà ở. Cụ thể: Các chi nhánh của BIDV chỉ được phép cho vay các dự án BĐS nhà liền kề/biệt thự đối với những dự án mà BIDV cho tài trợ vốn cho Chủ đầu tư. Tỷ lệ cho vay tại dòng sản phẩm này lại khá thấp khi khách hàng chỉ được vay 50% giá trị Hợp đồng mua bán. Điều này cũng gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc tiếp cận khách hàng. Đến ngày 11/05/2017, Hội sở chính tiếp tục ra công văn số 2739/BIDV-NHBL về việc dừng cho vay đối với KHCN mua, đầu tư Bất động sản tại Dự án để khai thác, cho thuê, kinh doanh sinh lời theo công văn 8233/BIDV-NHBL. Ngoài ra đối với các dự án chung cư (vốn đang là sản phẩm cho vay chủ lực của BIDV Thăng Long) cũng gặp rất nhiều khó khăn do những quy định ràng buộc như phải có thông báo giải chấp của chủ đầu tư đối với các dự án không thuộc BIDV tài trợ vốn, bảo lãnh nhà ở của chủ đầu tư.

Thứ năm, Ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long đang bị cạnh tranh

khốc liệt về thị phần. Số lượng các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính và chính các chi nhánh khác của BIDV trong địa bàn là rất lớn và ngày càng mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm, hậu mãi lẫn uy tín. Đối với hoạt động bán lẻ mang tính dịch vụ như chuyển tiền thanh toán, huy động tiền gửi thì các Ngân hàng như Vietcombank, Techcombank, Sacombank là chiếm ưu

thế hơn cả. Đối với mảng hoạt động tín dụng bán lẻ thì các Ngân hàng thương mại cổ phần như Vietcombank, VietinBank và Agribank đang chiếm thị phần lớn trong mảng tín dụng bán lẻ các Ngân hàng này chiểm tỷ lệ cao và cạnh tranh gay gắt với nhau.

Thứ sáu, do việc quản lý khách hàng cũng như các nội dung quy định trong

hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng ở những giai đoạn trước chưa thực sự chặt chẽ dấn đến việc xử lý nợ xấu hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến các thủ tục khởi kiện, xử lý tài sản đảm bảo đối với các khách hàng nợ xấu. Điều này khiến cho việc xử lý nợ xấu mất thêm nhiều thời gian hơn nữa.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chưa có sự kết hợp tốt với Khối bán buôn nhằm bán chéo sản

phẩm, tiếp thị và phát triển các sản phẩm tín dụng có NIM cao như cho vay lương, vay tiêu dùng tín chấp, thấu chi... đối với một số công ty có quan hệ uy tín tại Chi nhánh. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt, hoạt động tín dụng bán lẻ dựa vào các chương trình, gói sản phẩm ưu đãi, mức NIM thấp hơn mức NIM giao định hướng của HSC ; dẫn đến thu ròng từ tín dụng bán lẻ chưa tương xứng với quy mô dư nợ bán lẻ hiện có, ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động bán lẻ của Chi nhánh

Thứ hai, mạng lưới bán hàng tại các chi nhánh chưa được mở rộng,

thậm chí lại phải chuyển 01 Phòng Giao Dịch sang chi nhánh khác theo chỉ đạo của Hội sở chính dẫn đến việc hạn chế đáng kể việc tiếp cận nhu cầu và khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng.

Thứ ba, hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV Thăng Long từ trước đến

nay vẫn tập trung vào sản phẩm cho vay mua nhà, việc tăng trưởng dư nợ còn bao gồm nhiều tăng trưởng dư nợ cầm cố thấu chi, thiếu sự đa dạng trong sự phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ dẫn đến việc phát triển tín dụng bị ảnh

hưởng nhiều bởi thị trường bất động sản.

Thứ tư, công tác phát triển thương hiệu còn nhiều hạn chế, đối với hoạt

động tín dụng bán lẻ Chi nhánh chưa xây dựng các chương trình quảng cáo, tiếp thị mà chủ yếu khách hàng tự tìm kiếm đến Ngân hàng, một số kênh truyền thông như website, trang intranet chưa phát huy hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong bối cảnh chung của môi trường kinh doanh 2017 với những bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt nam gắn liền tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bám sát chủ trương của Chính phủ, NHNN, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường; kế thừa và tiếp nối những thành tựu đạt được trong giai đoạn vừa qua, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cơ bản, toàn diện các chỉ tiêu KHKD.

Trên cơ sở định hướng và nhiệm vụ do HSC giao, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban giám đốc chi nhánh, sự nỗ lực của các đơn vị cùng sự thống nhất, đoàn kết, quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức song hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thăng Long năm 2017 đạt

được những kết quả tích cực, khả quan trên các mặt hoạt động. Trong đó, việc chi nhánh chính thức được HSC Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam phê duyệt

vào nhóm các chi nhánh chủ lực của hệ thống giai đoạn 2017 - 2018 tại Nghị quyết 781/NQ-HĐQT ngày 11/05/2017 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong

quá trình phát triển của Chi nhánh. Năm 2017 Chi nhánh được HSC xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và khen thưởng xuất sắc đối với kết quả Lợi nhuận trước thuế, huy động vốn và hoạt động KDNT&PS.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 3.1. Căn cứ đề xuất những giải pháp

3.1.1. Môi trường hoạt động

Môi trường kinh doanh năm 2017 và triển vọng năm 2018:

Kinh tế thế giới năm 2017 tăng khá 3,6% với tốc độ nhanh nhất kể từ đợt

phục hồi ngắn hạn năm 2010, thương mại toàn cầu đang hồi phục. Những tín hiệu tích cực dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh

tế thế giới dự báo đạt 3,7%.

Gam màu sáng trong bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam 2017 với sự nỗ lực kiến tạo của Chính phủ: đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế xã hội Quốc hội đề ra. Một vài kết quả nổi bật như:

❖ GDP đạt 6,81% - đây là thành công lớn của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Cán cân thanh toán thặng dư: kim ngạch xuất khẩu năm 2017 tăng 21,1%; nhập khẩu cũng hồi phục do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa máy móc phục vụ xuất khẩu; FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 35 tỷ USD. Tỷ giá hối đoái tiếp tục giữ ổn định và dự trữ ngoại hối tiếp tục gia tăng, đạt 53 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay.

❖ Chính sách tiền tệ đảm bảo cân bằng giữa ổn định và các mục tiêu tăng trưởng: CPI bình quân 3,53%; lãi suất cho vay giảm nhẹ; tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán 16%, tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng, đạt 18,17%; huy động vốn đạt 16-17%, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Ngành ngân hàng thực hiện nhiều bước quan trọng để tăng

cường giải quyết nợ xấu, Nghị quyết 42 được ban hành vào tháng 6/2017, tỷ lệ nợ xấu giảm so với năm trước.

Tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và năng

suất của nền kinh tế vẫn là một ưu tiên trung tâm: cải cách hành chính và môi trường kinh doanh tăng 14 bậc (68/190 quốc gia) và là một trong 2 quốc gia cải cách nhiều nhất trong 15 năm qua theo đánh giá của WB; năng lực cạnh tranh toàn cầu tăng 5 bậc so với năm 2016 (xếp hạng 55/137 quốc gia). Thâm hụt ngân sách đã thu hẹp đáng kể xuống dưới 2% GDP, nợ công đảm bảo tuân thủ giới hạn 65% GDP.

Năm 2018, mục tiêu phát triển KT-XH là: tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh: GDP phấn đấu tăng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8%-10%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33- 34% GDP, tăng trưởng tín dụng 17%.

Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các NHTM đều nhận thức được thị trường tín dụng bán lẻ của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển do qui mô thị trường Việt Nam với dân số trẻ, có thu nhập khá, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm cao. Do vậy, việc các NHTM tham gia đẩy mạnh mảng tín dụng bán lẻ ngày càng sâu rộng đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều đó đòi hỏi nỗ lực không ngừng nghỉ của các tổ chức tín dụng trong môi trường đầy tiềm năng nhưng cũng vô cùng cạnh tranh tại thời điểm hiện tại.

3.1.2. Phân tích SWOT về khả năng cạnh tranh

Trong thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam, cũng giống như các NHTM khác, khả năng cạnh tranh của hệ thống BIDV nói chung và của Chi

nhánh Thăng Long nói riêng được đánh giá qua phân tích SWOT với những điểm nổi bật sau:

Điểm mạnh

Điểm mạnh đầu tiên là BIDV luôn tự hào là ngân hàng có thương hiệu mạnh, có nhiều uy tín và bề dày lịch sử cũng như kinh nghiệm dồi dào trong phong cách lẫn khả năng phục vụ đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp lớn trong suốt thời gian qua, điều này sẽ tạo ảnh hưởng rất tốt cho việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.

Ngoài ra, BIDV còn là một trong những ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn nhất hệ thống NHTM Việt Nam với hơn 1000 chi nhánh và phòng giao dịch phủ khắp trên toàn quốc và ngày càng được mở rộng hơn nữa, đây chính là nền tảng phát triển kênh phân phối chủ yếu trong hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng. Đây cũng chính là những thế mạnh trong thế cạnh tranh của các NHTM quốc doanh nói chung và của hệ thống BIDV nói riêng.

Kế đến, một thế mạnh nữa của BIDV đó là xây dựng và duy trì được một tiềm lực tài chính mạnh với tổng nguồn vốn đạt hơn 1.053.841 tỷ đồng cùng lợi thế về qui mô thị phần trong mọi hoạt động gồm cả huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV.

Bên cạnh đó, nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động cũng là một thế mạnh đã được BIDV chú trọng toàn lực đầu tư nhằm hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ, khai thác và bảo mật thông tin, đồng thời đảm bảo cho các giao dịch luôn chính xác, an toàn, nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho tất cả các hoạt động của Ngân hàng.

Ngoài ra, một thế mạnh lớn của

BIDV không thể không nhắc đến đó là đội ngũ cán bộ nhân viên nòng cốt có thâm niên, giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động và tràn đầy nhiệt huyết. Đây là lực lượng chủ đạo đã tạo nên sự phát triển từ trước đến nay của BIDV.

Điểm yếu

Bên cạnh những thế mạnh thì trong hoạt động của BIDV vẫn còn tồn tại những điểm yếu cần được khắc phục. Mặc dù BIDV là một trong những ngân hàng lớn và uy tín trong hệ thống NHTM của Việt Nam nhưng trên thực tế vị thế của BIDV trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bán lẻ còn khá khiêm tốn với hình ảnh và thương hiệu chưa thực sự chiếm ưu thế trên thị trường.

Nguyên nhân chính của điểm yếu này là do từ trước đến nay, BIDV chủ yếu phát triển theo mô hình ngân hàng bán buôn với đối tượng khách hàng chiếm đa số là các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty... Tuy nhiên, nếu xét trên xu hướng phát triển hiện nay, đặc biệt là sự xâm nhập của các Ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam thì với định hướng phát triển như cũ sẽ khiến BIDV không cạnh tranh được với các đối thủ, mất dần thị phần từ đó đòi hỏi BIDV tất yếu phải đẩy mạnh phát triển toàn diện với mô hình hoạt động đa năng, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng bán lẻ bên cạnh những hoạt động hiện tại mà điển hình là cải thiện năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ trên thị trường.

Mặt khác, tuy nhận thức được việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ phải được thực hiện ở mọi cấp, đặc biệt là tại các chi nhánh trực thuộc do đây chính là hệ thống kênh phân phối chính của tín dụng bán lẻ, tuy nhiên trên thực tế việc triển khai này lại chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Và đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng bán lẻ chưa được đào tạo theo chuẩn mực tín dụng bán lẻ, dẫn đến phần nào lúng túng và chưa nhạy với

những biến động của thị trường nhất là trong hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu và sản phẩm tín dụng bán lẻ đến với công chúng. Về cơ chế tổ chức cũng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu phát triển và đổi mới của một NHTM trong cơ chế thị trường.

Việc phân quyền, phân cấp trách nhiệm của từng cấp lãnh đạo, của

Một phần của tài liệu 0661 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w