Khái niệm, một số tiêu chí liên quan nợ quá hạn và phân loại nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 32 - 38)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Khái niệm, một số tiêu chí liên quan nợ quá hạn và phân loại nợ quá hạn

1.2.1.1. Khái niệm

Khi hết hạn trả nợ hoặc hết hạn cho vay, nếu khách hàng không có khả

năng trả nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịulãi suấtnợquá hạn đối với số tiềntrả chậm”

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, “Nợ” bao gồm:

- Các khoản cho vay, ứng trước, thấuchi hoặc cho thuê tài chính.

- Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thườnƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác.

- Các khoản bao thanh toán.

- Các hình thức tín dụng khác.

“NQH” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

“Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dưnợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

“Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ” là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn trả nợ đã cơ cấulại.

Như vậy, Nợ quá hạn là các khoản phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hoặc một phần tiền gốc và/hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện năng lực tài chính yếu kém của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngânhàng. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NQH luôn song hành và không thể tránh khỏi, nhưng nếu NQH vượtquá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

1.2.1.2. Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ quá hạn:

a. Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ Nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. NQH cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện tại có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạtđộng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lương tín dụng thấpvà ngượcc lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượngtín dụng cao.

Tỷ lệ Nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn, mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng chỉ tiêu như sau.

b. Chỉ tiêu “Khách hàng có nợ quá hạn”:

Tỷ lệ khách hàng nợ NQH = Tổng số khách hàng quá hạn

x 100% Tổng số khách hàng có dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách hàng đã quá hạn. Tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả như sản phẩm, dịch vụ chưa phù hợp... Bên cạnh đó, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớnvà ngượclại, nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu : “ Nợ quá hạn”, thì nợ quá hạn tập trung vào những khách hàngnhỏ.

c. Chỉ tiêu nợ quá hạntheo thời gian:

- Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn: Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = NQH ngắn hạn x 100% Nợ ngắn hạn - Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn: Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn = NQH dàihạn x 100% Nợ dàihạn

d. Khả năng thu hồi nợ quá hạn:

Để đánh giá chính xác hơn chất lương tín dụng, người ta còn phân loại nợ quá hạn theo hai tiêu chí:

NQH có khả năng thu hồi =

NQH có khả năng thu hồi

x 100% Nợ quá hạn

1.2.1.3. Phân loại nợ quá hạn.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và thông tư số

02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Nợ NHTM được tiến hành phân thành 5

nhóm nợ sau [103]:

a. Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoảnnợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồiđầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

b. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

c. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) baogồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả nợ đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

d. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đượccơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

e. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc quá hạn.

Theo chỉ thị 02/CT-NHNN của Ngân hàng nhà nước hành ngày 27/1/2015, áp dụng hình thức thử thách cho các khoản nợ 10 ngày trở lên (nợ B2) là: Kéo dài thời gian thử thách 01 tháng với các khoản nợ ngắn hạn và 03 tháng với các khoản nợ trung dài hạn. Điều này là một thử thách lớn cho các ngân hàng là phải tìm cách đưa các khoản nợ từ 10 ngày trở lên về các khoản nợ loại 1 bằng cách không để khách hàng phát sinh quá hạn 1 ngày nào kể từ ngày áp dụng thửthách.

Ngoài ra, để đáp ứng cho các mục đích khác nhau của Ngân hàng như đánh giá chất lượng nợ, xây dựng kế hoạch thu nợ, định hướng chính sách…Một số ngân hàng có thể phân loại nợ theo một số tiêu chí sau:

- Căncứ vào thời gian quáhạn:

 Nợquá hạn dưới 180 ngày.

 Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày.

 Nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Căn cứtheo thành phần kinh tế:

 Nợ quá hạn các doanh nghiệp nhà nước.

 Nợ quá hạn các công ty cổ phần, công ty trách nhiệmhữu hạn.

 Nợ quá hạn các doanh nghiệp tư nhân.

 Nợ quáhạn các hộ gia đình, cá thể.

- Căn cứ theo khả năng thu hồi:

 Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 100%.

 Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 1 phần.

 Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.

- Căn cứ theo loại nguyên tệ:

 Nợ quá hạn bằng VNĐ.

 Nợ quá hạn bằng ngoại tệ.

- Căn cứ theo thời hạn củakhoản vay:

 Nợ quá hạn các khoản vay ngắn hạn.

 Nợ quá hạn các khoản vay trung và dài hạn.

- Căn cứ theo nguyên nhânphát sinh:

 Nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan.

1.2.1.4. Cácchỉ tiêu trích lập dự phòng

a. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = DPRR tín dụng trích lập x 100% Dư nợ bình quân

Dự phòngrủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng (quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy định Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN) [103], bao gồm:

"Dự phòng chung" là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn

thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và tríchlập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Dự phòng chung = 0,75% x Dư nợ.

"Dự phòng cụ thể" là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể

các khoản nợ quyđịnh để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tùy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập DPRR từ 0% đến 100% giá trị từng khoản cho vay (sau khi đã trừ đi giá trị tài sản bảo đảm đã đượcđịnh giá lại), cụ thể như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:

R = (A – C) x r

Trong đó:

- R: số tiền dự phòngcụ thể phải trích.

- A: số dư nợ gốc của khoản nợ.

- C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm.

- r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

- Trường hợp giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) lớn hơn số dư nợ gốc của khoản nợ (A), khoản nợ không phải trích lập dự phòngcụ thể.

(Hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục A kèm theo 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước):

Tỷ lệ trích lập dự phòng trên cho thấy: Tỉ lệ trích lập tăng mạnh theo nhóm nợ, các khoản ở nhóm nợ cao (nhóm 3-5) thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng lớn, do đây là những khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi. Nếu xử lý được các khoản này cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Mục đích của việc trích lập dự phòng để xử lý các khoản nợ quá hạn theo từng mức độ rủi ro khác nhau.

b. Tỷ lệ xóa nợ:

Tỷ lệ xóa nợ = Dư nợ xóa x 100%

Dư nợ bình quân

Những khoản nợ khó đòi sẽ đươc xóa theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ DPRR tín dụng. Vậy, một ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, nghĩa là chất lượng tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này > 2% thì xem như chất lượng tín dụng của ngân hàngcó vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 32 - 38)