Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 81 - 88)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3.Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Việt - Chi nhánh Quảng Bình

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

a. Môi trường pháp lý chưađầy đủ

Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các bộ ngành liên quan đã nhận ra tác động tiêu cực của nợ quá hạn, nơ xấu gây ra đối với nền kinh tếnói chung và hệ thống NHTM nói riêng nên đã ban hành vàphối hợp ban hànhrất nhiều luật,nghị định, thông tư và quy định nhằm hỗ trợ cho công tácxử lý nợ. Tuy nhiên, các quy định đó chưa đủ mạnh, thiếu hành lang pháp lý và thiếu cơ chế phối hợp để thực hiện và giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu. Ví dụ như việc Ngân hàng tự tịch thu tịch thu/kê biên, xử lý tài sản thế chấp theo nội dung đã quy

định trong hợp đồng thế chấp hay việc ngân hàng yêu cầu các đối tác, đơn vị quản lý khách hàng tự động trích nguồn thu nhập, nợ phải thu của khách hàng để xử lý nợ. Việc xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp và hiệu quả giúp các NHTM nâng cao hiệu quả xử lý nợ, rút ngắn thời gian và hạn chế tình trạng thủ tục rườm rà kéo dàinhư hiện nay.

b. Tác động của môi trường tự nhiên

Trong những năm 2013 – 2017 khu vực miền Trung và tỉnh Quảng Bình hứng chịu rất nhiều cơn bão lớn, trong đó có siêu bão Wutip (2013) gây thiệt hại 4.600 tỷ và bão Doksuri (2017) gây thiệt hại gần 7.800 tỷ cho toàn tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, năm 2016 tỉnh Quảng Bình hứng chịu hai sự cố thiên tai tác động kéo dài trong nhiều năm đó là sự cố môi trường biển Fomusa và trận lũ lịch sử tháng 10/2016 gây thiệt hại nhiều nghìn tỉ đồng. Chính những nguyên nhân khách quan đó đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, sinh kế của rất nhiều đối tượng khác nhau từ nông nghiệp, ngư nghiệp, thương mại dịch vụ trên toàn tỉnh Quảng Bình. Đây là những sự cố, yếu tố rất khó dự đoán, bất ngờ và gây thiệt hai lớn nên nó tác động không nhỏ đến thu nhập, phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng., Ttừ đó tác động không nhỏ đến ngân hàngnhư đăng biệt làm gia tăng tỉ lệ nợ quá hạn do kéo dài thời gian xử lý nợ quá hạn đối với các khoản nợ hiện hữukéo dài, làm gia tăng nợ quá hạn mới, một số trường hợp khác mất vốn...

c. Tác động của môi trường kinh tế xã hội

Trong bối cảnhnăm 2015-2016 thị trường toàn cầu có nhiều bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan, tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó sự cố Fomusa năm 2016 đã tác động tiêu cực cơ cấu ngành nghề và tê liệt một số ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương như ngành du lich, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản…

Từ những nguyên nhân trên tác động làm thay đổi cơ chế chính sách của kinh tế vĩ mô, cơ cấu ngành nghề và phương thức sản xuất tại địa phương theo chiều hướng tiêu cực, từ đó làm tăng nguy cơ, rủi ro cho hoạt động tín dụng của

ngân hàng nói chung và Lienvietpostbank Quảng Bình nói riêng

d. Nguyên nhântừ phía khách hàng

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan mang tính vĩ mô, cũng có những nguyên nhân khách quan xuất phát từ khách hàng như vấn đề sức khỏe của khách hàng. Với sản phẩm đặc thùvà gần như duy nhất trong hệ thống ngân hàng, là Sản phẩm cho vay hưu trí, đây là sản phẩm cho vay tín chấp vàđộ tuổi cho vay khá cao từ 60-75 tuổi, với độ tuổi này rủi ro về mặt sức khỏe của khách hàng là rất lớn. Thực tế cho thấy số lượng khách hàng vay sản phẩm hưu trí bị rủi ro về sức khỏe (tử vong, tai biến...) tại chi nhánh trong ba năm trở lại đây là tương đối cao.

e. Nguyên nhânđến từ ngân hàng khác

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ( hiệu lực 12/4/2015) nếu1 khoản nợ bất

kì của khách hàng bị xếp vào nợ quá hạn (N2-5), thì tất cả các khoản nợ của khách hàng tại ngân hàng đó hoặc các ngân hàng khác cũng bị xếp vào nợ nhóm đó (nợ

CIC). Và từ biểu đồ 2.7 8 về thực trạng nguyên nhân NQH từ ngân hàng cho thấy:

59% ý kiến khảo sát trung lập và 19% ý kiến khảo sát đồng ý với nguyên nhân nợ quá hạn do ngân hàng khác gây ra, đây là một trong những nguy cơ nợ quá hạn tiềm tàng và có nguy cơ tăng cao đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Lienvietpostbank nói riêng. Thực tếquá trình xử lý nợ quá hạn tại Lienvietpostbank –chi nhánh Quảng Bình cho thấy nhiều khách hàng bị nhảy nhóm nợ quá hạn theo CIC ngân hàng khác dù rằng khách hàng vẫn trả nợ tốt tại Lienvietpostbank Quảng Bình, nợ kéo theo là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nợ quá hạn tại Lienvietpostbank Quảng Bình.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên những nguyên nhân khách quan mang tính bất khả kháng, có rất nhiều những nguyên nhân mang tín chủ quản có thể dự đoán, đánh giá và kiểm soát như:

a. Nguyên nhântừphía khách hàng

Khách hàng là yếu tố rất khó quản lý và đánh giá vì bản thân khách hàng cũng chịu nhiều yếu tố tác động khác nhau như sức khỏe, tình hình tài chính nội tại của mình và doanh nghiêp, hay các yếu tố khác từ đối tác khách hàng…..

Biểu đồ 2.7: Thực trạng nguyên nhân NQH từ phía khách hàng

Qua biểu đồ 2.7 thực trạng nguyên nhân nợ quá hạn từ khách hàng cho thấy, có rất nhiềunguyên nhân nợ quá hạn đến từ khách hàng:

- Về đạo đức, ý thức trả nợ: Với 68% ý kiến khảo sát cho rằng đạo đức, ý thức trả nợ kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Thực tế cho thấy bên cạnh những khách hàng có tư cách đạo đức và ý thức trả nợ tốt, cũng có rất nhiều khách hàngý thức trả nợ kém, chây ìkhông trả nợ khi nợ vay đến hạn làm cho khoản vay bị chậm trả, nợ quá hạn.

- Về mục đích sử dụng vốn: Với 46% ý kiến trung lập và 43% ý kiến khảo sát

cho rằng nguyên nhân nợ quá hạn là do khách hàng sử dụng vốn sai mụcđích. Thực tế cho thấy việc quản lý dòng tiền và mục đích sử dụng vốn của khách hàng là nhiệm vụ bất khả thi vì nền kinh tế Việt Nam chủ yếu sử dụng tiền mặt và do nhiều khách hàng có thói quen đầu tư ngoài ngành hay sử dụng vốn của ngân hàng để đầu tư, kinh doanh những ngành nghề trái pháp luật như vay nóng, hụi, đầu tư tiền ảo….khi rủi ro xảy ra như bể hụi, sập sàn tiền ảo…dẫn đến mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

- Về phương án kinh doanh: Với 73% ý kiến khảo sát cho rằng hoạt động kinh

doanh kém hiệu quả, không đạt như kỳ vọng dẫn đến nợ quá hạn. Điều đó cho thấy bên cạnh các nguyên nhân như sử dụng vốn sai mục đích, đạo đức, ý thức trả nợ

kém thì hiệu quả phương án kinh doanh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn vì khi hiệu quả phương án kinh doanh thấp dẫn đến tình hình tài chính khách hàng suy giảm, mất khả năng thanh toán của khách hàng. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp có thể do khách hàng lựa chọn phương án kinh doanh thiếu chính xác, tính toán hiệu quả kinh doanh chưa phù hợp với thực tế hay chưa đánh giá hết khó khăn, rủi ro… dẫn đến thua lỗ, hiệu quả đầu tư và lợi nhuận thấp không đủ khả năng trả nợ ngân hàng.

- Về năng lực quản lý và tình hình tài chínhkhách hàng:Với 65% ý kiến khảo

sát cho rằng nợ quá hạn là do năng lực quản lý và tình hình tài chính khách hàng kém. Thực tế xử lý nợ cho thấy có khá nhiều khách hàng có ý thức, đạo đức và phương án kinh doanh khá tốt nhưng do năng lực quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính kém, kết hợp với tình hình tài chính yếu rất dẫn đến nợ quá hạn. Nguyên nhân có thể do tỉ lệ vay/Phương án vay vốn quá cao (70%-90% phương án vay vốn), không quản lýđược các khoản phải chi, phải thuvà các chi phí khácvà không quản lý được dòng tiền và vòng quay vốn của dòng tiền dẫn đến tình hình tài chính khó khắn, mất khả năng thanh toán cho ngân hàngkhi đến hạn.

- Những yếu tố khác: Chiếm tỉ trọng khá nhỏ so với các yếu tố quá hạn khác

nhưng với 24% ý kiến khảo sát cho rằng nguyên nhân nợ quá hạn xuất phát từ những yếu tố mang tính lừa đảo đây là một trong những nguyên nhân cần đáng lưu

tâm. Qua thực tếcông tác xử lý nợcho thấy nguyên nhân này ít xuất hiện nhưng có

tính phức tạp và có khả năng rủi ro và mất vốn cao, đặc biệt vớinhiều các khoản nợ vay tín chấp, không có tài sản thế chấp như vay lương, vay công chức viên chức và lực lượng vũ trang, vay tổ liên kết hay các khoản nợ có tài sản vay mua xe ô tô, vay tiêu dùng….Một số yếu tố dẫn đến rủi ro này là làm giả bảng lương, xác nhận thu nhập;, giả Hhồ sơ pháp lýkhông chính xác nhưgiả giấy xác nhận hôn nhân, hay giá hồ sơ về tài sản tích lũy; Đối với hồ sơ, tài sản bảo đảmcó thể như giả mạo hồ sơ, giấy tờ tài sản thế chấp nhằm cầm cố, thế chấp hay bán tài sản thế chấp cho bên thứ ba.

b. Nguyên nhân từphía ngân hàng

Biểu đồ 2.8: Thực trạng nguyên nhân NQH từ phía ngân hàng

Dù hội sở không ngừng hoàn thiện quy trình và chi nhánh thường xuyên đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân sự nhằm hạn chế rủi ro. Thì bản thân hoạt động tín dụng vốn chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro. Từ biểu đồ 2.8 thực trạng nguyên nhân NQH từ phía ngân hàng cho thấy:

- Về quy trình nghiệp vụ: Với 51% ý kiến khảo trung lập và 14% đối khảo sát cho rằng quy trình nghiệp vụ thiếu chặt chẽ, đồng bộ. Cho thấy Lienvietpostbank có hệ thống quy trình nghiệp vụ khá đầy đủ nhưng các quy định đó còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, các quy định chưa rõ ràng, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và có nhiều bộ phận quản lý thứ cấp dẫn đến khó thực hiện và xảy ra hiện tượng cán bộ, các bộ phận liên quan đùn đẩy trách nhiệm trong việc quản lýchất lượng tín dụng.

- Nguyên nhân liên quan đếnnhân sự:Nhân sự là yếu tố phức tạp và chịu nhiều yếu tố tác động liên quan làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và nợ quá hạn

Về ý thức, đạo đức: Với 11% ý kiến cho rằng một phần nguyên nhân nợ quá hạn là do ý thức, đạo đức cán bộ kém. Tuy đây không phải là nguyên nhân chính nhưng đây là một trong nhưng nguyên nhân tiềm ẩn nhiều rủi rovà có khả năng gây ra hậu quả khó lường do một cán bộ quản lý nhiều khách hàng vay với số lượng lớn hồ sơ. Vấn đề về ý thức, rủi ro đạo đức trong thời gian qua cũng còn nhiều bất cập.

Về năng lực, nghiệp vụ quản lý nợ: Với 27% ý kiến khảo sát cho rằng năng lực, nghiệp vụ quản lý nợ kém là một trong những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Điều đó cho thấy thứ nhất chất lượng nguồn nhận sự chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của Lienvietpostbank Quảng Bình, thứ hai chính sách đào tạo không hợp lý, cụ thể Lienvietpostbank không có chính sách, bộ phận và hệ thống tài liệu đào tạo đối với nhân viên tân tuyển một cách bài bản, chuyên nghiệp, Việc đào tạo nhân viên chủ yếu là cầm tay chỉ việc nên phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn, kỹ năng của cán bộ hướng dẫn, thứ ba thiếu chính sách thu hút nhân tài và cơ chế đãi ngộ chưa hợp lý dẫn đến việc chảy máu chất xám đối với những nhân viên có kiến thức, chuyên môn giỏi và kinh nghiệm.

Về tuân thủ quy trình nghiệp vụ: 35% ý kiến khảo sát cho rằng việc tuân thủ không đầy đủ quy trình nghiệp vụ là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của chi nhánh. Điều đó cho thấy việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ là hết sức cần thiết, Nguyên nhân không tuân thủ quy trình nghiệp vụ là do áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng khác,do chủ quan, do ý thức tuân thủ quy trình nghiệp vụ không cao dẫn đến thiếu cơ sở, thông tin đểphê duyệtkhoản vay, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Đây là nhóm nguy cơ khó đề phòng, rủi ro cao và hậu quả lớn vì vậy cần sớm xây dựng hệ thống biện pháp phù hợp nhằm sớm ngăn chặn đối với nhóm nguy cơ này nhằm hạn chế rủi ro cho chi nhánh.

Các yếu tố khác: Với 35% ý kiến khảo sát cho rằng nguyên nhân nợ quá hạn là do áp lực cạnh tranh của các ngân hàng khác cho thấy đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nợ quá hạn trong thời gian qua. Nguyên nhân này có thể do chi nhánh hạ tiêu chuẩn tín dụng, thu thập hồ sơ không đầy đủ hay tuân thủ không đầy đủ quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay. Bên cạnh làm gia tăng nguy cơ nợ quá hạn, đây cònlà một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất vốn của ngân hàng.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 81 - 88)