Kinh nghiệm tại một vài ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 54)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Kinh nghiệm tại một vài ngân hàng thương mại Việt Nam

1.4.1.1. Quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng ACB

Ngân hàng ACB là một trong những NHTMCP đầu tiên trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Vốn điều lệ của ACB tính đến 31/12/2011 là trên 9.000 tỷ đồng. Với 01 Sở giao dịch, 339 Chi nhánh và phòng giao dịch, có 04 công ty trực thuộc và liên kết với 03 công ty khác. Trong hơn 20 năm hoạt động, ACB luôn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, hiện nay ACB được đánh giá là một trong những ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ khách hàng và là ngân hàng có tổng tài sản cơ cấu tài sản an toàn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Đối với hoạt động quản lý nợ quá hạntại ACB có thể tóm tắt các nội dung chính như sau:

- Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở đến chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về hạn mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư,…

- Đang dần chuyển đổi mô hình quản lý từ chiều ngang sang chiều dọc. Theo đó, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng được quản

lý tập trung tại hội sở, chi nhánh chỉ thực hiện chức năng bán hàng. Đây là mô hình tổ chức khá phổ biến.

- Chia bộ phận tín dụng trước đây thành các bộ phận chuyên trách khác nhau như quản lý khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận tác nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng của các NH trên thế giới.

- ACB đã thực hiện việc cung cấp thông tin, chuyên đề phân tích ngành thường xuyên cho các chi nhánh để tăng khả năng nắm bắt, sử dụng thông tin hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng.

Với việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý nợ quá hạn, trong thời gian qua chất lượng tín dụng của ACB đã đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ nợ quá hạn của ACB qua các năm đều nhỏ hơn tỷ lệ trung bình ngành và nhỏ hơn các đối thủ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạnnăm 2009 là 0,27% (toàn ngành là 2,5%), năm 2010 là 0,34% (toàn ngành là 2,5%), năm 2011 là 0,85% (toàn ngành là 3,3%), năm 2012 là 2,5% (toàn ngành là 4,08%) và năm 2013 là 3% (toàn ngành là 3,63%).

1.4.1.2. Quản lý nợ quá hạn tại Vietinbank

Vietinbank là NHTMCP lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam với 01 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm, có 07 công ty hạch toán độc lập và 03 đơnvị sự nghiệp. Vietinbank có quan hệđại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Nhận thứcđược ảnh hưởng của nợ xấu cũng như tầm quan trọng của công tác quản lý nợ xấu, Vietinbank đãrất chú trọng đến xây dựngnội dung, phương pháp quản lý nợxấu và ngày càng hoàn thiện hơn. Hoạt động quản lý nợ quá hạn tại Vietinbank được thể hiện qua nhữngnội dung chính sau:

- Về quy trình cho vay và kiểm soát món vay: Do nhận biết tầm quan trọng của hoạt độngcấp tín dụng, Vietinbank áp dụng quy trình cấp tín dụng và kiểm soát các khoản vay áp dụng đối với các chi nhánh một cách thống nhất và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.

- Các quy định về thẩm quyền, giới hạn tín dụng và thẩm định rủi ro độc lập: Vietinbank ban hành quy chế quy định giới hạn tín dụng, giới hạn cho vay, bảo lãnh

và phân cấp phán quyết tín dụng cho hội đồng tín dụng cơ sở; trên cơ sở mức ủy quyền của Tổng giám đốc, hội đồng tín dụng cơ sở quyết định mức phán quyết cao nhất cho giám đốc chi nhánh, giám đốc chi nhánh được ủy quyền cho trưởng phòng giao dịch, trưởng điểm giao dịch.…

- Áp dụng công nghệ trong cho vay: Vietinbank sử dụng hệ thống INCAS, đây là phần mềm quản lý và thanh toán giúp cho trụ sở chính giám sát được toàn bộ hoạt động và quy trình nghiệp vụ của tất cả các chi nhánh, giám sát việc cấp hạn mức tín dụng, và các quyết định phê duyệt.

Đặc biệt ngày 14/03/2012 Vietinbank tiến hành thực hiện dựán xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụmg cơ bản theo chuẩn mực Basel II với sự tư vấn của công ty tư vấn Ernst & Young Singapore. Mục tiêu của Vietinbank là nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ quá hạn, kiểm soát chất lượng tín dụng vàhướng tới xây dựng một hệ thống đo lường rủi ro tín dụmg theo phương pháp thống kê, cải thiện tính chính xác vàhiệu lực của môhình đo lường rủi ro.

Với các giải pháp quản lý được thực hiện bài bản và có hiệu quả, thời gian qua nợ quá hạncủa Vietinbank luôn nằm trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbank năm 2009 là 0,66% (toàn ngành là 2,5%), năm 2010 là 0,75% (toàn ngành là 2,5%),, năm 2011 là 1,2% (toàn ngành là 3,3%), năm 2012 là 1,46% (toàn ngành là 2,5%) và năm 2013: 0,82% (toàn ngành 3,63%).

1.4.2. Kinh nghiệm của một số nướctrên thế giới

1.4.2.1. Kinh nghiệm quản lý nợ quá hạn tại Thái Lan

Để quản trị tốt nợ quá hạn của quốc gia mình, Chính phủ Thái Lan đã thực thi một số chính sách tích cực để tháogỡ khó khăn, giảm thiểu nợquá hạn trong hệ thống Ngânhàng, đặc biệtlàxửlý cáctài sảnthếchấp.

Chính phủ cho phép các NHTM, mỗi Ngân hàng được mua tối đa 10% vốn điều lệ. Trong từng trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể mua cổ phiếu của các Ngân hàng gặp khó khăn và cần thiết sát nhập giải thể. Đồng thời, Nhà nước cho phép thành lập Quỹ phát triển và phục hồi tài chính docho Bộ tài chính quản lý để phát hành trái phiếu dùng để mua cổ phần của các NHTM, công ty tài chính, nếu không đáp ứng được yêu cầu sẽ kêu gọi nước ngoài mua cổ phần.

Để cơ cấu lại nợ và dự phòng rủi ro, Chính phủ thành lập “Ủy ban cơ cấu lại khu vực tài chính tư nhân”. Về cơ cấu lại nợ, có 3 biện pháp:

- Điều chỉnh, sửa lạihợp đồng vay vốn nhưhạ lãi suất vay, giảm gốcvốn vay, tăng thời hạn vay, hoặc yêu cầu con nợ chuyển giao tài sản thế chấp để bán, chấp nhận lỗđểxóa nợ.

- Kết hợp giữa việc điều chỉnh lại hợp đồng với việc chuyển giao tài sản thế chấpđể xửlý.

- Giãn nợ khi con nợ tạm thời gặp khó khăn trong thu chi tài chính, sản xuất kinh doanh.

Việcphân loạinợquá hạnđể dự phòng rủi ro được tính theo 5 loại:

- Loại 1: Nợ quá hạn bình thường, trong thời gian 1 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 1%.

- Loại 2: nợ quá hạn không bình thường, trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 2%.

- Loại 3: Nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn bình thường, trong hạn từ 3 đến 6 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 20%.

- Loại 4: Nợ khó đòi, trong thời hạn từ 6 đến 12 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 50%.

- Loại 5: Nợ quá hạn mất trắng, trên 12 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 100%.

Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện 6 tháng 1 lần, Vì vậy Chính phủ Thái Lan đã có thể quản trị tốt nợ quá hạntrong hệ thống Ngân hàng của mình [3].

1.4.3. Bài học vận dụng vào Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Qua tìm hiểu hoạt động quản lý nợ quá hạn của Vietinbank, ACB vàmột số nước trên thế giới có thể thấy rằng mỗi ngân hàng, mỗi nước có các cách thức và biện pháp khác nhau trong tiếp cận hoạt động quản lý, xử lý nợ quá hạnxấu, phụ thuộc vào quan điểm và nguồn lực của mỗi ngân hàng. Từ việc tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nợ quá hạn của Vietinbank, ACB và một số nước trên thế giới, Ngân hàng Bưu Đđiện Liên Vviệtcó thểrút ra cácbài học và vận dụng sau:

- Thứ nhất:Xây dựngquy trình và hệ thống kiểm soát cho vay đầy đủ và chặt chẻ. Việc này đảm bảo thực hiện quy trình cấp tín dụng và kiểm soát tín dụng trong

toàn hệ thống và đảm bảo việc tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.

- Thứ hai: Quy định về thẩm quyền, giới hạn tín dụng và thẩm định độc lập.

- Thứ ba: Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tín dụng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng phục vụ công tác thẩm định tín dụng.

- Thứ tư: Xâydựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến xử lý nợ quá hạn. Với sự phân cấp rõ ràng về hạn mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy.

- Thứ năm: Thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC) với chức năng quản lý tài sản và xử lý nợ chuyên trách.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.1. TỔNG QUAN NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI

NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Bưu điện LiênViệt - Chi nhánh Quảng Bình Việt - Chi nhánh Quảng Bình Việt - Chi nhánh Quảng Bình

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, vốn điều lệ 7.500 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

Các cổđông và đốitác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính, Ngân hàng lớn tạiViệt Nam và nước ngoài nhưNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit

Logo :

Đến nay, sau gần 10 năm hoạt động, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã đạt được những thành tích phát triển ấn tượng:

1. Một sốchỉ tiêu tài chính cơ bản đến ngày 30/09/2018: - Tổng tài sản: 167.328 tỷ đồng.

- Vốn điều lệ: 7.500 tỷ đồng.

- Nguồn vốn huy động: 127.901 tỷ đồng. - Tổng dư nợ: 113.901 tỷ đồng.

- Lợi nhuậnròng : 1.286 tỷ đồng.

- Tổng lợi nhuận lũy kế từ năm 2008 đến 30/09/2018: 7.602 tỷ đồng.

2. Mạng lưới, khách hàng: Từ 07 điểm giao dịch năm 2008, nay mạng lưới hoạt động của Ngân hàng đã mở rộng ra toàn quốc, với hơn 1.100 điểm giao dịch tại cả 63 tỉnh thành trong cả nước (gồm 63 Chi nhánh, Sở Giao dịch, Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm của Ngân hàng). Số lượng khách hàng đạt 304.000 khách hàng. Cơ cấu khách hàng được cải thiện tích cực với số lượng khách hàng doanh nghiệp lên tới hàng nghìnkhách hàng.

Ngân hàng Bưu Điện Liện Việt chi nhánh Quảng Bình chính thức thành lập ngày 28/10/2013 và tọa lạc tại số 01 Trần Hưng Đạo – TP.Đồng Hới - T.Quảng

Bình. Lienvietpostbank Quảng Bìnhthực hiện đầy đủ các chức năng như huy động

vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng Liên Việt.

Cùng với sự phát triển của kinh tế tỉnh Quảng Bình nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Quảng Bình cũng đạt được tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm qua. Cụ thể, chi nhánh luôn hoàn thành và vượt kế hoạch do Ban tổng giám đốc giao. Với sự nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong những năm qua, Chi nhánh

Lienvietpostbank Quảng Bình đang là một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầu

Tính đến cuối năm 2017 tổng tài sản của Chi nhánh đạt 1.191 tỷ đồng, huy động vốn đạt 752 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 564 tỷ đồng, đứng thứ 2 trong khối ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (sau ngân hàng Sacombank và đứng thứ 5 hệ thống các Ngân hàng TMCP trong địabàn T.Quảng Bình).

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình như sau:

“Nguồn: Quy định cơ cấu tổ chức Lienvietpostbank”

Sơđồ 2.1: Cơ cấu tổ chứcbộ máycủa Ngânhàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình

2.1.1.3. Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình

Con người luôn là nhân tố quan trọng, quyết định thành công của các doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng nói riêng. Vì vậy, chi nhánh luôn xem công tác nhân sự là ưu tiên hàng đầubao gồm các khâu tuyển dụng,đào tạo, bố trí cán bộ. Với 20 nhân sự vào thời điểm thành lập ngày 28/10/2013 nay chi nhánh đã đạt tổng sốlao động 85 người (bao gồm 01 chi nhánh, 03 phòng giao dịch) và chất lượng, cơ cấu nguồn ngân lực ngày càng phù hợp hơn, cụ thể:

Bảng 2.1: Tìnhhình lao động tại Ngân hàng TMCP Bưuđiện LiênViệt - Chi nhánhQuảng Bình giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % 2016/2015 2017/2016 +/- (người) % +/- (người) % Tổng số 35 100 37 100 85 100 2 5,7 48 129,7

1.Phân theo giới tính

Nam 17 48,6 18 48,6 35 41 1 5,9 17 94,4 Nữ 18 51,4 19 51,4 50 59 1 5,6 31 163,2 2. Phân theo trình độ Thạc Sỹ 1 2,9 1 2,7 5 5,9 0 0 4 400,0 Đại học 31 88,6 33 89,2 75 88,2 2 6,5 42 127,3 Cao đẳng 3 8,6 3 8,11 5 5,9 0 0 2 66,7

“Nguồn: Phòng hành chính nhân sự, Lienvietpostbank Quảng Bình”

Từ bảng 2.1 ta thấy, tổng số lao động tại chi nhánh biến động phù hợp với tốc độ phát triển quy mô, mạng lưới tại LienVietPostBank Quảng Bình (tháng 6/2017 chi nhánh thành lập 03 phòng giao dịch: Ba Đồn, Bố Trạch, Lệ Thủy)... Lực lượnglao động có kinh nghiệm làmviệc luôn có mức biến động thấp, phần nào cho thấy sựgắnbó và môi trường làm việc, chếđộtương đốitốt với người lao động.

Về chất lượng lao động ngày được nâng cao, cụ thế số lượng thạc sỹ năm 2017 tăng 400% so với năm 2015. Trình độ đại học tăng lần lượt là 6,5% và 127,3%. Lao động có trình độ cao đẳng qua các năm luôn duy trì dưới 10%.

Về giới, cơ cấu lao động nữ luôn chiếm tỉ trọng cao, cụ thể năm 2015, 2016, 2017 số lao động nữ lần lượt chiếm tỷ trọnglần lượt 51,4%, 51,4% và 59%. Do Ngân hàng hoạt động mang tính dịch vụ cao nên tỷ trọng nhân sự nữ giới cao hơn nam giới là điều hoàn toànhợp lý và phản ánh đặc thù cơ cấu ngành, với sự duy trì cơ cấu lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 54)