Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 100 - 101)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống CIC của ngân hàng Nhà nước

Hiện tại, hệ thống CIC ngân hàng nhà nước tương đối đơn giản và mang tính chất tham khảo, chưa hỗ trợ đầy đủ và kịp thời cho các ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh do hệ thống CIC cập nhật dữ liệu 1 lần/tháng, chi tiết lịch sử thông tin tín dụng tối đa 12 tháng, không có lịch sử mục đích sử dụng vốn, không hỗ trợ đánh giá lịch sử tín dụng và uy tín dụng …. Từ những thực tế đó tôi xin có kiến nghị như sau:

- Hệ thốngCIC ngân hàng nhà nước phải được kết nối trực tuyếnvới hệ thống các ngân hàng nhằmthu thập số liệu, nhóm nợ hàng ngày. Nhằm hạn chế các ngân hàng tự điều chỉnh nhóm nợ. Xây dựng cơ sở dự liệu về tình hình hoạt động, lịch sử nợ của khách hàng một cách đầy đủ và hỗ trợ công tác giám sát, cảnh báo từ xa của ngân hàng nhà nước.

- Gia tăng thời hạn báo cáo theo dõi chi tiết lịch sử nợ của khách hàng từ 12 tháng như hiện nay lên 36 tháng để các ngân hàng có cái nhìn tổng thể hơn về lịch sử nợ và uy tín tín dụng của khách hàng.

- Bổ sung thêm một số thông tin liên qua đến khoản vay nhưmục đích sử dụng của khách hàng theo hợp đồng tín dụng vào lịch sử giao dịch nhằm đánh giá mục đích sử dụng vốn và hạn chế, kiểm soát các ngân hàng vận dụng, cho vay sai mục đích sử dụng vốn; Thông tin về thu nhập, doanh thu, lợi nhuận của khách hàng trong 02 năm ngần nhất nhằm hạn chế khách hàng kê khai không chính xác, cố ý làm trái….

3.2.1.2. Môt số kiến nghị khác

- Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống CIC trên Ngân hàng nhà nước cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm hạn chế, kiểm soát các ngân hàng trong việc cho vay sai mục đích, tài trợ vốn ngoài ngành, cạnh tranh không lành mạnh…Để làm điều đó NHNN cần:

- Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra nhằm phát hiệnsớm rủi ro, các hoạt động chưa đúng haylàm trái quy địnhtừ đó chấn chỉnh, cảnh báovà xử phạt (nếu có) tùy theo mức độ vi phạm. Bên cạnh đó, NHNN cần tăng cường giám sát từ xa và phát huyvai trò kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động

kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững, an toànvà cạnh tranh lành mạnh.

- Ban hành các quy định phù hợp, kịp thời nền kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi và buộc các ngân hàng thương mại rà soát, bổ sung cơ chế nghiệp vụ cho vay theo hướng chặt chẽ, an toàn, đề cao chất lượng tín dụng và tăng cường kiểm tra kiểm toán nội bộ nhằmkịp thời khắc phục các sai phạm và xử lý nợ.

- Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn về xếp hạng tín dụng phù hợp từng lĩnh vực, ngành nghề để các ngân hàng cùng áp dụng và xem đây là tiêu chí, chuẩn mực phê duyệt tín dụng, lãi suất vay và biên độ lãi suất.

- Hoàn thiện và ban hànhcác quy định, cơ chế nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt: Bên cạnh việc ban hành các quy định hạn chế giải ngân tiền mặt như hiện này. Ngân hàng nhà nước cần sớm ban hành các quy định liên quan đến việc rút tiền mặt như đối với khách hàng cá nhân có thể rút tối đa20 triệu/ngày; Đối với khách hàng doanh nghiệp tối đa rút 100 triệu/ngày, trường hợp rút tiền với số dư lớn hơn phải có giấy tờ chứng minh mục đích sự dụng vốn như Hợp đồng mua bán, hóa đơn mua hàng…Các trường hợp khác bắt buộc chuyển khoản thanh toán…Việc hạn chế sử dụng tiền mặt, mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế và kiểm soát rủi ro như: Thứ nhất,hạn chế sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư ngoài ngành; Thứ hai, tránhđầu tư,tài trợ chéo và kiểm soát dòng tiền thực trong nền kinh tế; Thứ ba, giảm chi phí và hạn chế rủi ro do dùng tiền mặt mang lại; Thứ tư, phòng chống rửa tiền, tham nhũng.Từ đó hạn chế rủi ro và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 100 - 101)