Thực trạng về quản lý nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 74 - 76)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.6.Thực trạng về quản lý nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt-

Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý nợ quá hạn tại Lienvietpostbank Quảng Bình

- Thẩm định tín dụng: Trong quy trình quản lý nợ quá hạn hiện nay, chi nhánh xem trọng nhất là khâu số 1 “Thẩm định tín dụng” vì đây là khâu đầu tiên mang ý nghĩa phòng ngừa, khi làm tốt khâu này giúp chúng ta (i) Sớm phát hiện của các món và nhóm nợ qua hạn tiềm tàng (ii) Nắm bắt các nguyên nhận gây ra nợ quá hạn

(iii) Dự báo nợ quá hạn. Từ đó, giúp chúng ta có thể hạn chế và xây dựng các biện

pháp xử lý nợ quá hạn phù hợp.

- Dự báo nợ quá hạn: Từ những thông tin ở khâu thẩm định và các thông tin trong quátrình vay vốn như lịch sử trả nợ (thường xuyên chậm trả), ý thức trả nợ và các thông tin khác từ quản lý sau vay ngân hàng sẽ đánh giá, dự báo các khoản vay có khả năng chuyển nợ quá hạn. Tuy nhiên, do không có phần mềm chuyên biệt về dự báo nợ quá hạn, nên hiện tại chi nhánh đánh giá, dự báo mang tính cảm quan, dựa trên kinh nghiệm của chuyên viên khách hàng quản lý khoản vay và các cấp lãnh đạo nên kết quả dự báo nợ quá hạn thường không ổn định và tính chính xác không cao.

- Theo dõi nợ quá hạn: Hiện tại, Ngân hàng Lienvietpostbank mới có công cụ nhắc nợ khách hàng thông qua tin nhắn, không có phần mềm hay bộ phận theo dõi nợ quá chuyên trách. Việc theo dõi nợ quá hạn chủ yếu là do chuyên viên khách hàng tự quản lý theo từng khoản vay của mình và theo dõi thủ công thông qua sao

Thẩm định

tín dụng Dự báo Nợ quá hạn

Theo dõi Nợ

kê dư nợ quá hạn hàng ngày nên hoạt động theo dõi nợ tốn rất nhiều thời gian, công sức CVKH và thường xuyên xảy ra tình trạng sai sót trong theo dõi nợ quá hạn như không nhớ hết các khoản có khả năng nợ quá hạn hay các khoản vay nợ quá hạn...

- Xử lý nợ quá hạn:Xử lý nợ là quá trình phức tạp và tác động đến nhiều bên liên quan khác nhau nên chi nhánh không áp dụng một biện pháp cụ thể, cố định nào mà chi nhánh thường áp dụng linh hoạt và kết hợp các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ. Nhờ vậy công tác thu hồi nợ tại chi nhánh trong những năm qua chuyển biến khá tích cực, đặc biệt là nợ N2 giảm đáng kể từ 97,3% năm 2015 xuống 48,33% năm 2017 và nhiều khoản nợ khó đòi cũng dần được xử lý. Một số giải pháp xử lý nợ:

 Giải pháp 1: Xử lý nợ thông qua thỏa thuận/thương lượng.

 Giải pháp 2: Giải pháp tài chính.

 Giải pháp 3: Thanh lý, thu hồi tài sản bảo đảm.

 Giải pháp 4: Giải pháp liên quan đến tố tụng.

 Giải pháp 5: Xử lý nợ thông qua nguồn DPRR.

Hiện tại, Lienvietpostbank Quảng Bình thường sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao chất lượng công tác xử lý NQH. Nhưng cơ bản công tác xử lý nợđược chia thành bốngiai đoạn, cấp độ khác nhau:

a. Giai đoạn đôn đốc thu hồi nợ(Quá hạn từ 1-90 ngày):Chia làm 03 giai đoạn

- Đối các khoản nợ quá hạn từ 1 đến 10 ngày: Chuyên viên khách hàng quản lý món vaytrực tiếp thực hiện các thu nợbiện pháp thu nhợ cần thiết như: Gọi điện nhắc nợ; Nhắn tin/ gửi email nhắc nợ;Gặp khách hàng, người thân và đơn vị có liên quan đểthu nợ.

- Đối với các khoản nợ quá hạn từ 10-30 ngày: Tiếp tục áp dụng các biện pháp nhắc nợ. Đến ngày thứ 30 chi nhánh tiến hành phân luồng xử lý nợ đối với nhưng khách hàng chưa xử lý được. Hồ sơ phân luồng xử lý nợ sẽ do Ban XLN tại Hội sở theo dõi và giám sát tiến độ công việc.

- Đối với các khoản nợ quá hạn từ 31-90 ngày: CVKH phối hợp với chuyên viên Tổ XLN - Trung tâm giám sát kinh doanh tại chi nhánh phối hợp nhắc nợ như gửi thông báo đòi nợ, biên bản làm việc với các bên liên quan… và hoàn thiện các hồ sơ cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn 2 là thu giữ tài sản.

b. Giai đoạn thu giữ tài sản(Quá hạn từ 91-120 ngày):

Đối với những khách hàng áp dụng biện pháp đôn đốc không hiệu quả. Trong giai đoạn này thông qua các buổi làm việc yêu cầu khách hàng ban giao/thu giữ tài bản. Sau khi nhận bàn giao/thu giữ chi nhánh/ tổ xử lý tiến hành xử lý tài sản bàn giao/thu giữ theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Ban XLN –Hội sở.

c. Giai đoạn tố tụng(Quá hạn từ 121-180 ngày):

Trong trường hợp khách hàng không hợp tác hay không thể áp dụng biện pháp thu giữ, chi nhánh và Tổ xử lý nợ hoàn thiện hồ sơ trình cấp phê duyệt và nộp hồ sơ khỏi kiệnra tòa,thông qua các cơ quan pháp luậtđể xử lý thu hồi nợ.

d. Giai đoạn áp dụng biện pháp thi hành án (Quá hạn>180 ngày):Chỉ áp dụng đối với những hồ sơ đã qua giai đoạn tố tụng, đã có bản án và bản án có hiệu lực

Bên cạnh những biện pháp xử lý nợ trên chi nhánh thường áp dụng kết hợp với các biện pháp tài chính như đôn đốc kết hợp với thay đổi trật tự thu nợ hay cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn giảm lãi…để nâng cao hiệu quả xử lý quá hạn.

Tuy nhiên, với việc mở rộng quy mô và hoạt độngkinh doanh của chi nhánh như hiện nay (03 Phòng giao dịch trong năm 2017) và tỷ lệ NPL có xu hướng gia tăng từ 2,7% năm 2015 lên 51,67% năm 2017 cho thấy mô hình quản lý nợ quá hạn hiện tại bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi Lienvietpostbank nói chung và chi nhánh Quảng Bình nói riêng cần có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng nợ và hiệu quả quản lý nợ.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNHTMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 74 - 76)