Đánh giá công tác quản lý nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 76 - 81)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1.Đánh giá công tác quản lý nợ

Qua phân tích trên cho thấy, bên cạnh những kết quả kinh doanh,

Lienvietpostbank-Chi nhánh Quảng Bình đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ

a. Đốivớicông tác thẩm định:

Biểu đồ 2.3: Thực trạngcông tác thẩm định

Bên cạnh hệ thốngquản trị rủi ro tín dụng, ban lãnh đạo chi nhánh và trung tâm giám sát kinh doanhtại chi nhánhluôn coi trọng công tác đào tạo nhân sự, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như tăng cường công tác thẩm định thực tế, thẩm định qua điện thoại, thẩm định chéo, thẩm định đột xuất, đối soát chéo hồ sơ tín dụng…nhằm ngăn ngừa, phòng chống những rủi rovề tín dụng do năng lực,đạo đức, lừa đảo…gây ra. Với những biện pháp trên, phần nàogiúp chi nhánh gặt hái một số thành công, cụ thể tỉ lệ nợ quá hạn luôn duy trì <3% trên tổng dư nợ, cao nhất (năm 2017) đạt 2,32% và tỉ lệ CBNV tuân thủ quy định, quy trình thẩm định tín dụng đạt 68%.

b. Đối vớicông tác dự báonợ quá hạn:

Qua biểu đồ 2.4 cho thấy Lienvietpostbank Quảng Bình rất quan tâm và chủ động thực hiện khá sớm đối với công tác dự báo nợ quá hạn thông qua việc nhận diện, theo dõi và đánh giá lịch sử trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó chi nhánh Quảng Bình luôn xem việc dự báo nợ quá hạn là hoạt động thường xuyên, liên tục và là căn cứ, cơ sở cho công tác xây dựng biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn.

c. Đối vớicông tác theo dõi nợ quá hạn:

Biểu đồ 2.5: Thực trạng công tác theo dõi nợ quá hạn[A2]

Qua biểu đồ 2.5 cho thấy chi nhánh Quảng Bình khá chủ động trong việc theo dõi nợ qua hạn như công tác theo dõi, đánh giá nợ chậm trả nhóm 1, công tác nhắc nợ và đôn đốc nợ được tiến hành một cách thường xuyên, đặc biệt là công tác báo cáo và phân loại nợ được chi nhánh rất tuân thủ và thực hiện đúng quy trình

Lienvietpostbank. Với quyết tâm trên đã góp phần giúp chi nhánh đạt một số kết

quả rất khả quanđối với công tác quản lý nợ, đặc biệt trongcông tác theo dõi nhóm nợ, đánh giá khả năng nhảy nhóm nợ, từ đóđưa là những biện pháp phù hợp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới, nhảy nhóm nợ từ nhóm thấp lên nhóm cao.

d. Đối vớicông tác xử lý nợ:

Biểu đồ 2.6: Thực trạng công tác xử lý nợ

Qua bảng khảo sát trên cho thấy Lienvietpostbank Quảng Bình rất rõ ràng, cương quyết và sử dụng khá linh hoạt các biện pháp xử lý nợ quá hạn, từ đó mang lại hiệu quả tích cực trong quản lý và kiểm soát nợ quá hạn. Cụ thể, tỉ lệ nợ quá hạncủa chi nhánh luôn được kiểm soát và duy trìở mức thấp <3% (cao nhất 2,3%) trên tổng dư nợ. Điều đó cho thấy hiệu quả và nỗ lực của Lienvietpostbank-Chi nhánh Quảng Bình trong việc quản lý nợ quá hạn.

Mặc dù Lienvietpostbank Quảng Bình đã tích cực áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và nâng cao hiệu quả quản lý nợ, song trên thực tế công tác xử lý nợ cũng bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục

2.3.2. Hạn chế, tồn tại của quản lý nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình. Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình.

a. Đối với công tác thẩm định:

Dùluôn quán triệt tin thần thẩm định tín dụng chặt chẻ, không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định và tuân thủ quy định Lienvietpostbank, nhưng do công tác thẩm định tín dụng là hoạt động phức tạp và chịu nhiều yếu tố tác động khác

nhau như do áp lực chỉ tiêu, cạnh tranh với các ngân hàng khác, do trình độ và ý

thức của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế. Qua biểu đồ 2.3 (13% không đồng ý, 19% trung lập)cho thấy công tác thẩm định, thu thập hồ sơ tín dụng còn hình thức, đặc biệt công tác thu thập hồ sơ tín dụng nhiều lúc bị xem nhẹ và không đầy đủ dẫn

đến thiếu thông tin và cấp lãnh đạo không đủ thông tin cần thiết để phê duyệt khoản vay và việc phê duyệt chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dẫn đến nhiều rủi ro do thiếu thông tin và đánh giá sai của cấp quản lý về khách hàng. Thực tế cho thấy đây là một trong những hạn chếlớn gây rủi ro và gia tăng nợ quá hạn cho ngân hàng.

b. Đối với công tác dự báonợ quá hạn:

Qua biểu đồ 2.4 cho thấy chi nhánh thực hiện dự báo sớm và khá thường xuyên. Tuy nhiên, Công tác dự báo, đánh giá và giám sát nợ quá hạn còn chậm, thiếu chính xác và chưa được phản ánh đúng bản chất rủi ro của khoản nợ. Nguyên nhân Một là, Việc dự báo NQH ít được hỗ trợ từ phần mềm, hệ thống thông tin;

Hai là, Việc dự báo, đánh giá nợ quá hạn chưa thực sự thực hiện liên tục do phụ thuộcý chỉ chủ quan của ban lãnh đạo chi nhánh và ý thức của cán bộ nhân viên.

Từ thực tế chi nhánhcho thấy công tác dự báo, đánh giá nợ quá hạn cònrất thủ công, hầu như mọi công tác đều theo dõi tay dẫn đến công tác dự báo không thường xuyên, chất lượng dựbáo thấp do nó phụ thuộc nhiều yếu tố như ý thức, ý chí của các bộ phụ trách hồ sơ.

c. Đốivới công tác theo dõi nợ quá hạn

Do ít được hỗ trợ từ phần mềm, hệ thống công nghệ và công tác dự báo trễ, độ chính xác không cao dẫn đếnhoạt động theo dõi, đánh giá, giám sát, ngăn ngừa nợ quá hạnchưa kịp thời và hiệu quả thấp. Qua biểu đồ 2.5 cho thấy, công tác theo dõi nợ quá hạn còn có một số hạn chế sau:

- Một là, chi nhánh hiệnkhông có bộ phận xử lý nợ chuyên trách

- Hai là,ít được hồ trợ từ các phần mềm chuyên nghiệp về quản lý nợ,

- Ba là, Quy trình giám sát nợ quá hạn chưa rõ ràng, đầy đủvà đồng bộ

Đặc biệt, với mô hình quản lý nợ như hiện nay có rất nhiều bộ phận và cán bộ nhân viên tham gia vào công tác quản lý và xử lý nợ quá hạn nhưng đa phần là tham gia gián tiếp, hình thức và chồng chéo dưới dạng báo cáo, đôn đốc, nhắc nhỡ chi nhánh và cán bộ tín dụng nên trong thời giao qua dù rất cố gắng nhưng việc ngăn ngừa, theo dõi nợ quá hạn còn hạn chế, chưa kịp thời.

d. Đối với công tác xử lý nợ

Dù rất quyết liệt và linh động trong công tác xử lý nợ quá hạn,nhưng nợ quá hạn mới vẫn phát sinh và đã có một số sản phẩm tỉ lệ nợ quá hạn vượt mức >3%

như sản phẩm xe ô tô, Công chức viên chức… Cho thấycông tác xử lýnợ vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Qua biểu đồ 2.6 ta thấyrằngcông tác xử lý nợ còn những hạn chế, tồn tại sau:

- Thứ nhất, nhân sự thiếu kinh nghiệm. Do mở rộng quy mô nên n: Nhân sự chi nhánh thường xuyên thay đổithưởng xuyên nên nên NQH nợ quá hạn chủ yếu là nợ nhận lại. Bên cạnh đó, và do hệ thống chỉ tiêu (Kpi) chưa phù hợp nên ý thức, trách nhiêm xử lý nợcủacán bộ là không cao;

- Thứ hai,thiếu và không có bộ phận xử lý nợ chuyên trách;

- Thứ ba, quy trình, cơ chế xử lý nợ quá hạn chưa rõràng, đầy đủ và đồng bộ; Tuy là ngân hàng mới thành lập năm 2008, nhưng ngân hàng

Lienvietpostbank hầu như không tận dụng được bất kỳ tiến bộ khoa học công nghệ

nào đáng kể trong lĩnh vực ngân hàng, ngoài hệ thống quản lý B2K, đây là phần mền hầu như rất ít ngân hàng sử dụng do lỗi thời, hiệu năng và tính khả biến thấp.

Nhìn chung, phần mềm này không còn phù hợp với nhu cầu và tốc độ phát triển

như hiện nay, đặc biệt trong thời đại 4.0 do nền tảng công nghệ thấp và tín ứng dụng công nghệ không cao dẫn đến hiệu quả công việc thấp, không chính xác, thụ động, chi phí cao và điều này dẫn đến rủi ro cho công hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Thực tế cho thấy việc quản lý nợ tại chi nhánh do giám đốc trực tiếp đôn đốc, nhắc nhởdẫn đến việc quản lý và xử lý nợ chưa thực đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 76 - 81)