Kiến nghị với Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 96 - 100)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1.Kiến nghị với Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt

3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là yếu tố quan trọng, cốt lõi trong phát triển và quản lý, hạn chế nợ quá hạn. Với chính sách tín dụng như hiện nay Lienvietpostbank cần bổ sung, hoàn thiện một số nội dung như:

- Hiện tại, Lienvietpostbank có rất nhiều quy định chính sách về tín dụng và quản lý nợ quá hạn nhưng các quy định, chính sách này tương đối độc lập, không thực sự gắn kết với nhau dẫn đến có nhiều quy định hay nhưng không thể thực hiện do chồng chéo, vướng mắc. Vì vậy, điều cần làm trước tiên là đồng bộ hóa các quy định, chính sách về tín dụng và quản lý nợ nhằm nâng cao hiệu quả các quy định, chính sách hiện tại. Rà soát những quy định, chính sách không phù hợp, từng bước hoàn thiện, bổ sung những quy định, chính sách mới phù hợp với thực tiễn hơn.

- Xây dựng quy trình cấp tín dụngchung và quy trình riêng theo từng lĩnh vực, khu vực và ngành nghề cụ thể dựa trên nền tảng của quy trình cấp tín dụng chung. Trong đó, kết hợp hài hòa các yếu tố về cơ cấu vốn, tính đặc thù trong sản xuất,

kinh doanh của từng ngành nghề khác nhau trên những khu vực địa lý khác nhau (địa phương hóa chính sách tín dụng), đảm bảo quy trình phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của khách hàngvà phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

- Đa dạng hóa sản phẩm đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của nền kinh tế. Gắn kết tín dụng và dịch vụ nhằm cung cấp và khai thác toàn diện đối với khách hàng, như các gói sản phẩm, dịch vụ combo kết hợp giữa lãi suất, bảo hiểm, tỉ lệ vay, tỉ lệ bảo đảm, phí…. nhằmđạp ứng các nhu cầu của khách hàng vàtối đa hóa lợi ích từ khách hàng mang lại, từ đó gia tăng cạnh tranh và thu hút khách hàng.

- Đối với tín dụng bán lẻ: Bên cạnh sản phẩm đặc thù nhưtín dụng hưu trí, cho vay tổ, hội liên kết, Lienvietpostbank cần hoàn thiện cơ chế cho vay bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn, cho vaymua nhà ở, cho vay mua ô tô, tín dụng tiêu dùng...và nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẽ khác như cho thuê tài chính, tín chấp hộ kinh doanh, tín chấp tiêu dụng…. Việc ban hành, xây dựng sản phẩm phải gắn liềnvà dựa trên thực tiễn, theo đó các sản phẩm tín dụng mới được khách hàng và thị trường chấp nhận. Đối với các sản phẩm mới hay hoàn thiện các sản phẩm hiện nay chúng ta phải nghiên cứu, thực nghiệm và đánh giá hiệu quả một cách bài bản và việc triển khaiphải khoa học,cụ thể hoá các bướcvà gắn liền với kiểm soát, đánh giá tiện ích vàrủi ro.

- Đối với tín dụng doanh nghiệp của Lienvietpostbank hiện tương đối hạn chế và chưađáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp như sản phẩm bổ sung vốn kinh doanh trả góp, tài trợ xuất nhập khẩu….. Với xu thế hội nhập, phát triển của Việt Nam như hiện nay việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng là xu hướng tất yếu đặc biệt là các sản phẩm thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu…Từ thực tế đó

Lienvietpostbank cần phải xây dựng các chính sách theo từng nhóm khách hàng và

lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể, xây dựng cơ chế khuyến khích nhằm thu hút khách hàng và các chi nhánh đẩy mạnh hoạt độngbán hàng.

Bên cạnh những chính sách trên Lienvietpostbank cần phải xây dựng cơ chế chính sách về phí, lãi suất cạnh tranh, phù hợp từng ngành nghề, lĩnh vực, chính sách ưu tiên của nhà nước và thị trường nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, khách hàng tốt nhằm gia tăng lợi ích và hạn chế rũi ro cho hệ thông nói chung.

3.2.1.2. Hoàn thiệnchính sáchtiêuchuẩn vềquản lýrủi ro tín dụng

Hiện tại, Lienvietpostbank chưa có chính sáchvàtiêuchuẩn quản lý rủi ro tín dụng một cách đầy đủ, khoa học. Việc quản lý rủi ro tín dụng chủ yếudựa trên kinh nghiệm, quan điểmvà đạo đức củacác cấp quản lý thông qua việcphân tích tình hình kinh doanh hiện tạicủa khách hàng, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Từ những hạn chế như hiện nay chúng ta cần xây dựng hệ thống chính sáchvà quy chuẩn về quản lý rủi ronhằm thống nhất và nâng cao hiệu quả quản lý rui ro tín dụng và hạn chếnợ quá hạn, cụ thể:

- Xây dựng bộ quy chuẩn liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụngvà Kiểm soát theo quy trình cấp tín dụng: Trước, trong và sau vay.

- Xây dựng và ban hành các chỉ tiêu liên quan đến rủi ro nhằm thống nhất cơ sởphê duyệt cấp tín dụng.

- Hoàn thiện lại bộ tiêu chuẩn liên quan đến xếp hạng tín dụng và xem đây là tiêu chuẩn, cơ sở đểphê duyệt, đánh giá rủi ro.

- Xây dựng phần mềm về quản lý danh mục, đánh giá và dự báorủi rotín dụng theo từng ngành, lĩnh vựcthông qua việc xâydựng hệ thống phân tích, đánh giá, cảnh báo sớm rủi ro ngành nghề, sản phẩm, đối tượng khách hàng, khu vực địa lý.

- Xây dựng phần mềm quản lý công việc, cấp phê duyệt và điều kiện phê duyệt, quản lý giới hạn cấp tín dụng đến từng khách hàng, từng chi nhánh.

- Tiếp cận các công cụ, mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế như: định giá khoản vay (risk pricing model).

- Hoàn thiện mô hình tam quyền phân lập (Thẩm định đề xuất, Phê duyệt tín dụng và hỗ trợ tín dụng) hiện nay để kiểm soát rủi ro. Bên cạnh đó từng bước nâng cao vai trò, quyền hạn của Trung tâm giám sát kinh doanh tại chi nhánh nhằm nâng cao tính độc lập, quản trị vàkiểm soát rủi ro.

- Nguyên cứu chính sách Bảo hiểm tín dụngđối với toàn bộ khoản vay.

- Xây dựng phần mềm, sổ tay tín dụng nhằm theo quản lý và đánh giá khoản vay.

3.2.1.3. Tăng cường nền tảng cộng nghệ và ng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, giám sát tín dụng.

Rủi rohoạt động tín dụng chủ yếuxuất pháttừ việc thiếu thông tin, cở sở dữ liệutín dụngvà phương pháp đánh giá thông tin tín dụng liên quan đến khách hàng. Hiện nay, việc thu thập và đánh giá dữ liệu liên quan đến khách hàng chủ yếu là thẩm địnhtrực tiếp, thủcông dựa trên một số quy định nội bộ, kinh nghiệmvà quan điểm cán bộ nhân viên. Nên việc chủ quan, duy ý chí và lợi dụng tín nhiệm là việc rất dễ xảy ra và khó theo dõi quản lý. Vì vậy, việc tăng cường và áp dụng công nghệ, phần mềm vào hoạt động quản lý và giám sát tín dụng là hết sức cấp thiết bởi:

Một là: Việc cập nhật đầy đủ thông tin và số hóa tài liệu giúp lưu trữ, xây dựng cơ sở dữ liệuvà hạn chế vôý hay cố ý sửa đổi thông tin đã số hóa;

Hai là: Việc số hóa dữ liệu thông tin kết hợp bộ tiêu chuẩn phê duyệt tín dụng (phân tích, đánh giá các thông tin như thông tin chung, thông tin tài chính, rủi ro tín dụng; Các quy định liên quan..), từ đó đưa ra quyết định phê duyệt hay không phê duyệt cấp tín dụng. Nhằm hạnchế tính cảm quan, duy ý chí,cố ý làm trái quy định;

Ba là: Việc áp dụng công nghệthông tin hay các phần mền hỗ trợhoạt động quản lý và giám sát tín dụng giúp hội sở chính quản lý, giám sáttừ xa toàn bộ hoạt động và quy trình nghiệp vụ của tất cả các chi nhánh.

Bốn là: Hỗ trợ chi nhánh và hệ thống trong việccảnh báo sớm rủi ro vàgiám sát tỉ lệ cho vay theo ngành nghề, sản phẩm vay, thời hạn vay vốn. Bên cạnh đó việc áp dụng công nghệ thông tin còn giảm tải, nâng cao năng suất lao động cán bộ nhân viên.

Năm là: Điều chỉnh hành vi, ýthức của cán bộ nhân nhân viên và chi nhánh

trong việc thu thập hồ sơ, tuân thủ quy định, quy trình và điều kiện phê duyệt tín

dụng. Bên cạnh đó, giúp hạn chế việc gian lận, tráođổi hồ sơ tín dụng;

Tuy nhiên, để việc áp dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả chúng ta cần: (i) có kế hoạch, chiến lược phát triển và quan điểm điều hành hoạt động tín dụng rõ ràng với các chỉ tiêu cụ thể phù hợp trong từng giai đoạn, (ii) quy chuẩn hóa và đơn giản hóa thủ tục cho vay tín dụngnhưng vẫn đảm báo tínhchặt chẽ và thuân thu quy định ngân hàng và pháp luật; (iii) cải tiến, nâng cấpthiết bị và cấp hệ thống máy tính hiện tại nhằmđểtiết kiệmthời gian và đáp ứng nhu cầu mới trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 96 - 100)