Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 47 - 49)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ quá hạn

Từ nguyên nhân của nợ quá hạn cho thấy có rất nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ quá hạn, nhưng tựu chung gồm 2 nhóm yếu tố chính:

1.3.2.1. Yếu tố khách quan

Với những nền kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, chủ yếu là thành phẩm đơn giản như dầu thô, may gia công, chế biến thựcphẩm và nguyênliệu… thì rấtdễ bịtổn thương khi nền kinh tếthếgiới biến động mạnh. Nếu kinh tế thế giới biến động mạnh mẽ: giá cả, tỷ giá, hạn ngạch, thuế,… thì hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp sẽgặp rấtnhiều khókhăn, thậm chí là có nguy cơ phá sản, mấtkhả năng thanh toán cho ngân hàng.

- Đối với những nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,… thì rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, môi trường tự nhiên mà điển hình là Việt Nam. Nếu như thời tiết thuận lợi, cây trồng đạt năng suất, vật nuôi không bị dịch bệnh, khỏe mạnh,… thì khả năng thu hồi vốn từ người đi vay làrất lớn. Ngược lại, môi trường tự nhiên, khí hậu, thời tiết, đất đai, nguồn nước không thuận lợi, chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán thì dựán sẽthất bại, không thu hồi được vốn, nợquá hạnxấu phát sinh.

- Hành lang pháp lý rõràng, thuận lợi vàđủ mạnh sẽgóp phần làm minh bạch quy trình tín dụng, lành mạnh hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Còn ngược lại, hành lang pháp lýchưa phù hợp, còn nhiều bất cập sẽ tạo điều kiện cho những khuất tất trong hoạt động tín dụng. Luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Điều đó làm gia tăng dưnợ xấu, làm giảm doanh thu của ngân hàng. Nếu việc áp dụng các luật, văn bản dưới luật sẵn có vào hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng nhanh chóng đúng thời điểm, nghiêm túc, không còn vướng mắc thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

- Từphía khách hàng vay: Việc thu hồi nợ vay phụ thuộcrấtlớn vào thiệnchí trả nợ của khách hàng. Bên cạnh các doanh nghiệp có ý thức, phương án kinh doanh khả thi, tồn tại một số doanh nghiệp thiếu ý thức, cốýlừađảo ngân hàng để

chiếm đoạt tài sản. Tuy số lượng không nhiều những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

1.3.2.2. Yếu tố chủ quan

Bên cạnh những yếu tố khách quan, hoạt động tín dụng củangân hàng luôn đi kèm có những rũi ro mang tính chủ quan như các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận lên quá cao, gia tăng dư nợ tín dụng trong khi chưa hoàn thiện được các chính sách tín dụng hoặc chính sách tín dụng không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặtchẽ thì sẽlàm nợxấu gia tăng. Công tác quản lýtín dụng củangânhàng có thể được hiểu qua mộtsố biểu hiện sau đây:

- Quy trình nghiệp vụ ngân hàng: Quy trình tín dụng là bảng mô tả tổng hợp công việc của ngân hàng từ khi tiếpnhận hồ sơ vay vốncủakhách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lýhợp đồng tín dụng.

- Cơ cấu cho vay: Là tỷ trọng cho vay trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng loại doanh nghiệp và cả theo thời gian. Tỷ trọng các khoản cho vay giữa ngắn hạn và trung, dài hạn; giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệplớn; giữa tổ chức và cá nhân; giữa ngành nông nghiệp, công nghiệpvà dịchvụ; giữa ngành hoạtđộng mang tính chất thời vụ vàlâu dài… nếu hợp lý, phùhợp với thực tế nền kinh tế, với chủ trương của Chính phủ, của NHNN thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và cả hiệu quả xãhội cho đất nước.

- Đạo đức và trìnhđộ chuyên môn của cán bộtín dụng: Đạo đức của cán bộ là một trong các yếutố tối quan trọng để giải quyết vấn đềvà hạn chế rủi ro tín dụng. Đội ngũ cán bộ tín dụng có đạo đức, phẩm chất và có trình độ chuyên môn trong đánh giá, thẩm định các khoản cấp tín dụng thì khả năng xảy ra nợ quá hạnxấu là rất thấp. Một cán bộ kém về năng lực có thểđào tạo, bồi dưỡng, nhưng một cánbộ tha hóa về đạo đức nhưng giỏi nghiệp vụ thì rất nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.

- Công tác kiểm tra nội bộ ngân hàng: Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị điều hành. Việc tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát giúp phát hiện những sai phạm, rủi ro tiềm ẩn, từ đó sớm khắc phục, cũng như triển khai các biện pháp thích hợp để giảm thiểu

những rủi rocó thể xảy ra trong tương lai.

- Hệ thống công nghệ: Là rất quan trọng trong công tác điều hành phát triển ngân hàng và đem lại lợi ích cho khách hàng, ngân hàng.

- Cơ cấu tổ chức: Nếu ngân hàng có cơ cấu tổ chức xây dựng một cách khoa học, phù hợp theo đối tượng khách hàng, kết hợp theo sản phẩm, dịch vụ: phân cấp quản lý theo môhình nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường kỹ năng quản trị rủi ro, tăng cường chất lượng và hiệu quả kinh doanh, mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ và nếu cơ cấu tổ chức ngân hàng đồng bộ từ hội sở đến các chi nhánhvới cơ cấu phòng ban chặt chẽ, thống nhất thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự xuyên suốt và chặt chẽ giữa các cấp sẽ làm giảm rủi ro trong quy trình tín dụng, giảm thiệt hại cho ngân hàng. Ngược lại, tổ chức lỏng lẻo sẽ tạo kẻ hở cho nhân viên tín dụng và cấp trên hợp thức hóa hồ sơ, giả mạo giấy tờ tín dụng, làm gia tăng rủi ro và phát sinh nợquá hạnxấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 47 - 49)