NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC NỢ QUÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 89)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC NỢ QUÁ

QUẢNG BÌNH

Bên cạnh việc tăng cường xử lý dứt điểm tình trạng nợ quá hạn hiện nay, Lienvietpostbank Quảng Bìnhcần cóhệ thốngbiện pháp nhằm dự báo, phòng ngừa và ngăn chặn tích cực nợ quá hạn mới có thể phát sinh. Từ thực tế đó, Lienvietpostbank Quảng Bình cầnxây dựngchính sách tín dụng kết hợp hài hòa các yếu tốmột cách khoa học dựa trên cơ sở phân tích tình hìnhtài chính, quy mô kinh

doanh hiện tại, dự báo khả năng phát triển lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và

đánh giámức rủi ro liên quan đến việc cho vay cũng như khả năng chịuđựng rủi ro của mình và khách hàng. Hàng năm phải đánh giá lại hiệu quả và tồn tại của chính sách tín dụng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kémcó thể gây rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng, từ đó xây dựngchính sách, kếhoạch kinh doanh vàcác công cụ dự báorủi rotrong tương lai.

Xây dựng trần giới hạn tín dụng phù hợp vớicác ngành, sản phẩm, khu vực địa lý và chính sách tín dụng: Trên cơ sở các phân tích, dự báo về xu hướng phát triển, cơ cấu vốn và mức độ rủi ro của các ngành nghề, sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt hạn chế rủi ro tín dụng do tập trung tín dụng ở một số lĩnh vực có rủi ro cao, tăng trưởng nóng và những ngành phụ thuộc nhiều yếu tố như bất động sản, xây lắp, nông nghiệp…Bên cạnh đó, cần xây dựng giới hạn và hệ thống cảnh báo trần nợ quá hạnđối với từng lĩnh vực, ngành nghề nhằm cảnh báo sớm rủi ro do nợ quá hạn đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm. Để làm được điều này bên cạnh Lienvietpostbank Quảng Bình tự xây dựng giới hạn và phân công bộ phận chuyên trách theo dõi nội dung này, chi nhánh Quảng Bình cần phối hợp, kiến nghị với các phòng, bộ phận liên quan tại hội sở chính như Khối thẩm định, Khối sản phẩm, Khối pháp chế, Trung tâm giám sát kinh doanh, Ban xử lý nợ…nhằm nghiên cứu, phân tích, dự báosự phát triển, xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế từ đó đưa ra hạn mức tín dụng, giới hạn phù hợp với quan điểm quản trị rủi ro Lienvietposotbank và quy định ngân hàng nhà nước.

Từ khảo sát, đánh giá và phân tích nợ quá hạn của Lienvietpostbank chi nhánh Quảng Bình cho thấy để quản lý và hạn chế nợ quá hạn, chi nhánh Quảng

Bình cầnhạn chế, tránh tập trung cấp tín dụng vào một số sản phẩm, khách hàng có rủi ro cao như Sản phẩm vay mua xe ô tô, tiêu dùng không tài sản bảo đảm….hay các đối trượng như công chức viên chức, hưu trí… mà cần đa dạng hoá sản phẩm, các loại hình khách hàng nhằm phân tán rủi ro. Để đạt được những yếu tố trên Lienvietpostbank chi nhánh Quảng Bình cần thực hiện một số biện pháp sau:

3.2.1.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Nhân lựcvà chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố đặc biệt và quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công, thất bạicủa một tổ chức, công ty. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện và đánh giá đồng thời dựa trên hai yếu tố (1) là trình độ chuyên môn nghiệp vụ; (2) đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ ngân hàng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nhân sự là yếu tố bắt buộc, quyết định sự thành công hoạt động ngân hàng nói chung và quản lý nợ nói riêng. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chúng ta cần:

- Xây dựng cơ chế tuyển dụng minh bạch, cạnh tranh bình đẳng và coi trọng cán bộ trẻ có tài năng nhằm thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc nâng cao chất lượng tuyển dụng, thi tuyển.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút người tài, cán bộ giỏi từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thông qua chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc…

- Xây dựng các trung tâm và giáo trình đào tạo chuyên nghiệp gắn liền giữa lý thuyết và thực hành. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nội bộ và coi trọng việc đào tạo, đào tạo lại.Bên cạnh đó chi nhánh cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi tự đào tạo nghiệp vụ giải đáp thắc mắc và đưa ra các kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp nhằm tránh rủi ro.

- Xây dựng cơ chế, môi trường làm việc minh bạch nhằm khuyến khích, tạo động lực cho cán bộnhân viên cạnh tranh bình đẳng, học tập vàthăng tiến giữa các cán bộ...

- Xây dựng cơ chế lương, đãi ngộ theo tính chất công việc giữa cán bộ bán hàng trực tiếp (giao dịch viên, tín dụng) và cán bộ không bán hàng trực tiếp (hỗ trợ, hành chính…) nhằm nâng cao vai trò và thu hút cán bộ nội bộ có năng lực sang bộ phận bán hàng trực tiếp.

- Xem trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đối với cán bộ nguồn, có năng lực: Bên cạnh việc đào tạo lại, chi nhánh cần xây dựng các có chính sách đối với các có năng lực cán bộ nguồn, có năng lực thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo chéo và có cơ chế khuyến khích cán bộ nhân viện học tập các lớp nghiệp vụ bên ngoài như hỗ trợ kinh phí, tài trợ kinh phí….. Đối với các cán bộ lãnh đạo, chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý.

- Bên cạnh những chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên, chi nhánh cần phải thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng cán bộ nhằm loại bỏ những cán bộ có năng lực, đạo đức yếu kém và tìm kiếm, bồi dưỡng các bộ có năng lực, đạo đức tốt thành các cán bộ nguồn trong tương lai.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng.

Thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro tín dụng là hoạt động phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và nhạy bén của chuyên viên tín dụng. Vì vậy, chuyên viên tín dụng phải được đào tạo bài bản từ thấp lên cao, từ dễ đến khó, từ lý thuyết đến thực tiễn về kiến thức chuyên môn, quy định chính sách tính dụng của Lienvietpostbank và pháp luật như quy trình tín dụng, quy định bảo đảm tín dụng, các chính sách liên quan đến quản lý rủi ro…. Bên cạnh đó, chuyên viên tín dụng cần hiểu biết đầy đủ về rủiro tín dụng, đánh giá rủiro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụngvà nhận thức đầy đủ trách nhiệm về hành động của bản thân và rủi ro của công việc được giao. Thường xuyên tổ chức các lớp đào đạo, các buổi chia sẽ kinh nghiêm về nghiệp vụ thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng cho cán bộ nhân viên nhằm nâng cao ý thức, kinh nghiệm và nghiệp vụ thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng. Xây dựng quy chuẩn đối với cán bộ cấp quản lý (1) Có kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng tối thiểu 2 năm; (2) Đã hoàn thành và có chứng chỉ (nếu có) các về quản lý rủi ro; (3) Đã thực tập và đào tạo chéo tại chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống.

Do chi nhánh mới hoạt động năm 2013, quy mô nhân sự tăng nhanh và hệ thống mạng lưới phát triển nóng (năm 2016 mở 03 phòng giao dịch, dự kiến năm 2019 khai trương thêm 04 phòng giao dịch) nên cán bộ nhân viên và cán bộ quản lý cấp trung như trưởng phòng, tổ trưởng còn thiếu kinh nghiệm và yếu chuyên môn

nên khả năng thẩm định tín dụng và đánh giá rủi ro còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chi nhánh và hội sở cần khẩn trương rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại một cách đồng bộ và toàn diện cho cán bộ nhân viên và cán bộ quản lý cấp trung nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, Trung tâm giám sát kinh doanh hội sở tại chi nhánh cần tăng cường vai trò giám sát, đánh giá chất lượng tín dụng, tính tuân thủ quy trình và quy định, tính đầy đủ hồ sơ tín dụng, tăng cường thẩm địnhthực tế và kiểm tra giám sát sau vay….nhằm hạnchế, cảnh báo rủi ro (nếu có) và tăng cường ý thức, tính tuân thủ quy định của cán bộ nhân viên chi nhánh.

3.2.1.3. Tăng cường công tácgiám sát và dự báo nợ quá hạn

Bên cạnh việc tăng trưởng và phát triển tín dụng, chi nhánh và cán bộ tín dụngcần coi việc giám sát, dự báo và phân loại nợ quá hạnlà hoạt động trọng yếu, thường xuyên và liên tụcvì nếu thực hiện tốt công tác này sẽ giúp chi nhánh, cán bộ tín dụng sớm phát hiện nguyên nhân nợ quá hạn từ đó có các biện pháp xử lý nợ giúp hạn chế rủi ro cho chi nhánh và hệ thống. Ngoài việc tăng cường chất lượng thẩm tín dụng, chi nhánh và cán bộ tín dụng cần tuân thủ đúng và đầy đủ công tác giám sát tín dụng như theo dõi lịch sử trả nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng….đối với từng món vay nhằm phân tích, đánh giá lại khả năng tài chính, uy tín tín dụng, hiệu quả phương án kinh doanh…khi phát hiện rủi ro hay sự thay đổi bất lợi nào cán bộ tín dụng phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo ban lãnh đạo nhằm sớm đưa ra biện pháp khắc phục cũng như phương án xử lý nợ sớm hạn chế rủi ro và nợ quá hạn.

Để công tác giám sát, dự báo nợ quá hạn phát huy một cách có hiệu quả, Trung tâm giám sát kinh doanh hội sở tại chi nhánh cần đôn đốc, phối hợp cùng chi nhánh kiểm tra, phân tích, đánh giá từng khách hàng đặc biệt là những khách hàng thường xuyên chậm trả, nợ quá hạn… Việc phân tích, đánh giá phải dựa trên những tiêu chí, giác độ khác nhau để từ đó có thể dự báo và xây dựng các phương án xử lý nợ một cách hiệu quả và chi phí thấp nhất.

3.2.1.4. Thực hiện đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm tín dụng

Nhằm hạn chế và phân tán rủi ro không có phương pháp nào hiệu quả hơn việc đa dạng hóa sản phẩm và khách hàng vay. Việc này không những giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng do nhóm khách hàng, ngành nghề nào đó mang lại, mà

còn làm gia tăng lợi ích cho ngân hàng do gia tăng bán chéo sản phẩm, giảm thiểu chi phí xử lý nợ … Bên cạnh việc đa dạng hóa các phương thức cho vay như cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay thấu chi; cho vay có tài sản, không tài sản…Ngân hàng cần đa dạng hóa thời hạn vay, phân kỳ trả nợ phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề nhằm tạo ra sự thuận lợi và phù hợp với dòng tiền thực tế khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần linh hoạt trong quản lý, phê duyệt và cơ cấu phương án kinh doanh của khách hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng và đảm bảo khả năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của ngân hàng. Thực tế cho thấy nhiều khách hàng gặp khó khăn với phương án kinh doanh cũ, nhưng khi tái cấu trúc, thay đổi phương án kinh doanh và kỳ hạn, phương thức trả nợ thì hoạt động trở nên hiệu quả hơn, tín thanh khoản cũng tốt hơn. Như vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm, khách hàng và phương thức vay vốn là một trong những biện pháp nhằm phân tán rủi ro tín dụng, giảm thiểunợquá hạn hiệu quả nhất.

3.2.1.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sátnội bộ

Kiểm tra, giám sát nội bộ là một trong những khâu rất quan trọng, nhằm phát hiện sai sót và cảnh báo rủi ro sớm cho chi nhánh và toàn hệ thống. Thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất của các bộ phận kiểm tra nội bộ như kiểm toán nội bộ, giám sát kinh doanh….đối với một số nội dung như :

- Đối với các nghiệp vụ tín dung:

 Kiểm tra về tuân thủ thẩm quyền, phân cấp phán quyết và điều kiện quản lý tín dụng;

 Kiểm tra chi tiếthồ sơ tín dụng việc chấp hành và tuân thủ các quy định, quy trình trong hoạt động cấp tín dụng như công tác thẩm định trước khi cho vay, bảo lãnh; Kiểm tra trong, sau khi cho vay, bảo lãnh; kiểm tra việc luân chuyển, lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh….;

 Kiểm tra chi tiết hồ sơ tài sản bảo đảm, công tác định giá tài sản bảo đảm và tính tuân thủ và quy định liên quan đến tài sản bảo đảm;

 Kiểm tra thực tế khách hàng/khảo sát giá tài sản bảo đảm: Bên cạnh công tác kiểm tra tính tuân thủ trên hồ sơ, cán bộ kiểm toán, giám sát kinh doanh cần phải đi kiểm tra thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, mục đích sử dụng vốn và khảo sát giá trị tài sản nhằm có cái nhìn khách quan, tổng thể, đầy đủ hơn

đối với khách hàng, đồng thời từ đó có thể đánh giá lại tình hình tài chính, rủi ro, tồn tại của khách hàng và chi nhánh.

- Đối với nghiệp vụ phi tín dụng:

 Kiểm tra, giám sát an toàn kho quỹ liênquan đến công tác nhập, xuấtvà theo dõi tài sản bảo đảm.

 Kiểm tra, giám sáttuân thủ về lãi suất, các loạiphí và hoạch toán tài sản. Qua công tác kiểm tra, giám sát nội bộ tại chi nhánhgiúp chúng ta sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy trình, quy chế. Việc thực hiện đầy đủ và tuân thủ công tác kiểm tra, giám sát nội bộ không những hạn chếrủi ro, khắc phụchậu quả không mong muốn xảy ra, còn giúp ngân hàng giảm tổn thất về chi phí và các tài nguyên không mong muốn khác. Bên cạnh việc rút kinh nghiệm, tránh xảy ra sai sót tương tự,chúng ta cần có cơ chếđôn đốc, giám sát quá trình khắc phục sai sót vi phạm thì mới xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm.

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN

Qua những nội dung trên cho thấy công tác quản lý nợ và nợ quá hạn, là công tác đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bởi nó quyết định đến sự ổn định, lợi nhuận và phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, để quản lý nợ quá hạn tốt, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch

kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng phải không ngừng

hoàn thiện quy chế, quy trìnhliên quan đến thẩm định cho vay, xử lý nợ…còn phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công tác kiểm tra, giám sát khoản vay…. Thông qua quá trình phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng, nguyên nhân nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại nói chung và Lienvietpostbank Quảng Bình nói riêng. Tác giả đã từng bước làm rõ nguyên nhân, hạn chế đối với công tác quản lý nợ quá hạn hiện nay tại Lienvietpostbank Quảng Bình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và quản lý nợ quá hạn một cách có hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi ích toàn hệ thống.

Qua nghiên cứu cho thấy công tác quản lý nợ quá hạn tại Lienvietpostbank Quảng Bình được thực hiện một cách chủ động và tình hình nợ quá hạn được kiểm soát khá tốt. Tuy nhiên, công tác quản lý nợ quá hạn của chi nhánh cũng cho thấy nhiều hạn chế như nhân sự thiếu kinh nghiệm, ứng dụng phầm mền theo dõi, đánh giá nợ thấp… vì thế mà chi nhánhkhông đượcchủ quan, lơ là. Vì nợ quá hạn luôn tiềm ẩn, công tác quản lýnợ quá hạn hoạt động xuyên suốt, lâu dài và hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, công tác quản lý nợ cũng bị nhiềuyếu tố tác động như mức độ cạnh tranh, môi trường kinh doanh, cơ cơ pháp lý… làm ảnh hưởng sâu sắc đến công tác quản lýnợ quá hạn theo các chiều hướng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 89)