Sự cần thiết phải quản lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 45 - 47)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý nợ quá hạn

Qua nghiêncứu những tác động, ảnh hưởng của nợ quá hạn đối với nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng, cho thấy công tác quản lý nợ quá hạn là hoạt động hết sức quan trọng, có tính xuyên suốt trong chiến lược kinh doanh và phát triển của ngân hàngbởi nó giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu về an toàn, nâng cao hiệu

quả kinh doanh và phát triển bền vững. Để đạt được điều đó, bên cạnh tăng cường

các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, ngân hàng cần xây dựng quy trình, chiến lượng xuyên suốt quản lý và xử lý nợ nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt dộng kinh doanh của NHTM.

1.3.3.1. Đối với nền kinh tế

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh ngưng trệ: Nợ quá hạn làm cho việc lưu thông tín dụng, cơ hội tiếp cận vốn của khách hàng bị hạn chế, vốn khó đến được nơi sản xuất và kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế.

- Sức ép lạm phát: NQH ở mức độ cao sẽ dẫn đến khan hiếm vốn giả tạo. Một khối lượng vốn tồn đọng trong các khoản nợ quá hạn dẫn đến khối lượng tiền lưu thông giảm sút gây sức ép tăng cung tiền, hậu quả là gia tăng lạm phát.

- Khủng hoảng kinh tế: Nếu tỷ lệ NQH quá cao và không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm cho ngân hàng thua lỗ, phá sản. Bên cạnh đó, hoạt động giữa các ngân hàng có mối quan hệ mật thiết nên dễ xảy ra hiện tượng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng, tạo nên khủng hoảng đối với nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự phát triển của một quốc gia. Một số Ngân hàng có tầm ảnh hưởng lớn và phạm vi hoạt đồng toàn cầu có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.

1.3.3.2. Đối với ngân hàng

- Giảm lợi nhuận: Nợ quá hạn phát sinh đồng nghĩa với việc một phần vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn đọng trong các khoản nợ này. Ngân hàng mất đi cơ hội kinh doanh và tính thanh khoản của ngân hàng giảm. Nói cách khác NQH phát sinh đã làm vòng quay vốn và doanh số giảm từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra khi nợ quá hạn tăng sẽ làm gia tăngchi phí như chi phí vốn, xử lý nợ quá hạn tăng và phát sinh các chi phí khác do kế hoạch kinh doanh thay đổi, từ đó làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm.

- Giảm uy tín, hình ảnh ngân hàng: Tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho tính thanh khoản Ngân hàng giảm sút, ngưng trệ, ảnh hưởng và tác động xấu đến tâm lý của khách hàng. Nếu không có phương án biện pháp xử lý kịp thời, sẽ làm uy tín và niềm tin vào tiềm lực của ngân hàng bị sụt giảm, dẫn đến tăng nguy cơ rút vốn và giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, khả năng cạnh tranh thấp.

- Nguy cơ phá sản: Đây là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của NQH đối với hoạt động ngân hàng. Nếu NQH ở mức cao, không có khả năng kiểm soát (mất vốn), kết hợp huy động động giảm có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng trên bờ vực phásản và đe dọa sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng.

1.3.3.3. Đối với khách hàng

- Ảnh hưởng đối với hoạt động SXKD: Lãi suất vay tăng do lạm phát tăng và cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của khách hàng vay bị hạn chế, khó tiếp cân làm cho chi phí vốn tăngvàthu hẹp quy mô hoạt động.

- Ảnh hưởng đến uy tín: Trong không gian mở và kinh tế thị trường, khách hàng có rất nhiều mối quan hệ với các ngân hàng và đối tác. Việc một ngân hàng chịu tác động của NQH có thể ảnh hưởng đến uy tín thanh toáncủa khách hàng do thanh toán chậm (giải ngân thanh toán) hay không thanh toán do ngân hàng mất khả năng thanh khoản...

- Nguy cơ mấttài sản: Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng có nguy cơ không thu hồi đươc các khoản tiền gửi và lãi nếu như ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 45 - 47)