Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 38 - 44)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn

Hoạt động tín dụng là hoạt động tài chính phức tạp, luôn tiềm ẩn rủi ro và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồmnhững yếu tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng của khoản tín dụng và những yếu tố tiêu cực làm giảm chất lượng tín dụngvà ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.Qua quá trình hoạt động và phát triển cho thấy nợ quá hạn phát sinh bởicác nguyên nhân sau:

1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Là những nguyên nhân ngoài ý chí của ngân hàng vàkhách hàng như: Thiên tai, hoả hoạn; Sự thay đổi của thể chế, chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch ngành, vùng, sự thay đổi trong hành lang pháp lý; Sự biến động của thị trường, chính trịtrong và ngoài nước, quan hệ cung cầu hàng hoá thay đổi….

a. Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước:

Nhà nước, cơ quan chức năng là những đơn vị hoạch định chính sách, quản lý kinh tế vĩ mô thông qua những chính sách tài chính, tài khóa hay chính sách về việc khuyến khích, hạn chế phát triển một ngành nghềhay một lĩnh vực nào đó. Đó là kim chỉnam cho tất cả các hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Một sựthay đổi nhỏ vềcơchế, chính sách của nhà nước, có tác độngrất lớn

đến hoạt động kinh tế. Vì vậy, sự đồng bộ và hợp lý trong đường lối, chính sách sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng cũng như của doanh nghiệp, góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

b. Môi trường kinh tế - xã hội:

Môi trường kinh tế - xã hội là tổng hòa các mối quan hệ về kinh tế và xã hội khác tác động lên hoạt động của doanh nghiệp.

Sự biến độngcủa nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu đều làm cho hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo, đặc biệt là trong nền kinh tế hội nhập, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và quyết liệt.

Môi trường kinh tế - xã hội ổn định, minh bạch sẽ tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển, hoạt động tín dụng vì thế sẽ thuận lợi hơn. Bên cạnh đó môi trườngkinh tế - xã hội ổn định, lành mạnh tác động tích cực lên chỉ số lạm phát, làm giảm nguy cơ và rủi ro do lạm pháp gây ra đối với nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng.

c. Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý là hệ thống quy phạm pháp luật, các văn bản của nhà

nước ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Ngày nay, bất kỳ hoạt động nào trong kinh tế - xã hộiđều nằm vàđược điều chỉnh bởi khuôn khổ của pháp luật, đặc biệt lĩnh vực tín dụng ngân hàng các quy định pháp luật càng chặt chẽ hơn. Vì vậy, một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, ổn định và đầy đủ sẽ có tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng. Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụngcác ngân hàng phải nắm rõcơ chếtác động và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố sẽgiúp ngân hàngđưa ra cơ chế, chính sách phù hợp với thị trường và an toàn.

d. Những yếutố bất khả kháng khác:

- Yếu tố từ môi trường tự nhiên: Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiênnhư thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…) hay những sựcố môi trường như hỏa hoạn, tràn dầu… làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, hải sản. Vì vậy, khi môi trường tự nhiên không thuận lợi có thể làm cho tình hình tài chính khách hànggặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của NHTM.

- Khủng hoảng kinh tế: Khủng hoảng là sản phẩm của sự phát triển, nó mang tính chu kỳ nhưng rất khó dự đoán và nắm bắt quy luật như khủng hoảng tài chính năm 1998, năm 2008… bởi nó phụ thuộc nhiều yếu tố, nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, nếu thị trường và nền kinh tế phát triển tốt, tính thanh khoản của khách hàng rất cao, nhưng lúc suy thoái tình hình sản xuất kinh doanh, tàichính của khách hàng có thể xấu đi hay phá sản, làm cho khách hàng mất khả năng thanh toán và quá hạn.

- Bất ổn kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới: Trong thời đại hội nhập về kinh tế và chính trị của nhiều quốc gia phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau, như chiến tranh Syria và bất ổn Trung Đông làm biến động tăng giá dầu thế giới, trị giá đầu vào của nền kinh tế tăng, dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị tác động tiêu cực từ đó có thể dẫn đến khủng khoảng kinh tế. Bên cạnh đó, nhưng sự biến động nàycó thể dẫn đến sự thay đổi chính sách nhằm thích ứng với xu thế mới làm ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản tín dụng.

- Những yếu tố từ đối tác của khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường, các khách hàng có xu hướngmở rộng mạng lưới đối tác khác nhau nhằm gia tăng tính cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh mặt tích cực hoạt động mở rộng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do các đối tác mang lại như chậm trả, không thanh toán do năng lực tài chính của đối tác yếu hay bị phá sản hoặc đối tác cung cấp đầu vào không đúng kế hoạch dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh hay tình hình tài chính của khách hàng bị ngưng trệ, đóng băng làm cho khách hàng không sản xuất kinh doanh đúng kế hoạch và tình hình tài chính khách hàng bị ứ đọng dẫn đến nợ quáhạn.

- Những yếu tố từ thị trường: Trong thời đại công nghệ 4.0 hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra rất nhanh, phức tạp và sức cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn. Đặc biệt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng không ngừng thay đổi và khó dự đoán hơn, làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng diễn ra hết sức khó khăn, phức tạp, nếu công tác dự báo thị trường của khách hàng không tốt có thể dẫn đến thua lỗ, phá sản do hàng hóa, dịch vụ làm ra không tiêu thụ được, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Những yếu tố từ sức khỏe khách hàngNgày nay, những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm và môi trường có tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sức khỏe của con người nói chung và khách hàng nói riêng. Như tỉ lệ mắc ung thư

đang trẻ hóa và có xu hương tăng và những rủi ro liên quan đến rượu bia, thuốc lá gia tăng (tai nạn, bên tim mạch, đột quỵ…)có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụngdo khách hàng mất khả năng trả nợ (chết) hay giảm sút do khách hàng mất khả năng lao động, kinh doanh và chi phí khác tăng cao.

1.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Là những nguyên nhân mang tính chủ thể, xuất phát từ phía ngân hàng, khách hàng vay vốn, có thể dự đoánvà điều chỉnh đươc. Về phía ngân hàng, có thể quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phân tích kỹ khả năng sử dụng vốn, vòng quay vốn kinh doanh, hoặc có thể nguyên nhân từ chính quy trình nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ về cố tình cho vay để trục lợi cho bản thân hay nhóm lợi ích. Đối vơi khách hàng có thể hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đạo đức, ý thức khách hàng ….

a. Các nhân tố từ phía ngân hàng:

- Chiến lược phát triển của ngân hàng: Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng, một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội và năng lực của bản thân ngân hàng sẽ bảo đảm cho việc chọn lựa hướng đi đúng trong quá trình cấp tín dụng cũng như trong các hoạt động khác của ngân hàng.Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ, vốn ít, nguồn lực hạn chế…Một chiến lược sai lầm rất có thể làm cho tình hình kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lâu dài tới các hoạt động của ngân hàng trong thời gian tiếp theo.

- Chính sách tín dụng của NHTM: Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng, mang tính chất sống còn đối với bất kỳ NHTM nào. Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt, chi phối và điều tiết hầu như các chính sách, yếu tố còn lại trong nghiệp vụ trong ngân hàng như: huy động vốn, lãi suất, sản phẩm tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và thu hút khách hàng…. Do chính sách tín dụng chịu nhiều yếu tố chi phối, nênchính sách tín dụng trong mỗi giai đoạn phải có mục tiêu, định hướng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Một chính sách tín dụng phù hợp là động lực giúp ngân hàng tối ưu hóa các nguồn lực của mìnhmột cách an toàn, nâng cao chất lượng tín dụngvà giảm thiểurủi ro tiềm ẩn.

- Quy trình tín dụng: Là các bướcphải thực hiện trongquá trình cho vay, quản lý và thu nợ. Việc thực hiện đúng và đầy đủquy trình tín dụng với sựphối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng luân chuyển bình thường, đúng quy trình đã định, nhờ đó đảm bảo chất lượng tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát chủ yếu là do quy trình chưa chặt chẻ, đơn vị kinh doanhvàđơn vị kiểm soát chưa tuân thủ đầy đủ quy trình tín dụng.

- Thông tin tín dụng: Trong thời đại công nghệ, thông tin luôn được lưu trữ và chia sẻ rất nhiều. Tuy nhiên, thông tin tín dụng luôn là bí mật kinh doanh của các

NHTM. Hiện nay, chỉ có mộtkênh thông tinkháhạn chế như dư nợ tín dụng, thông

tin tài sản bảo đảm, lịch sử tín dụng, bán nợ được chia sẻ rộng rãi trong hệ thống ngân hàng thông qua cổng thông tin CIC. Tuy nhiên, những thông tin này thường chậm, thiếuchính xác vàchưaphản ánh đầy đủ chất lượng tín dụng khách hàng. Từ đó có thể thấy được rằng thông tin tín dụng là vấn đề nhạy cảm, khó nắm bắt vàtốn kém nguồn lực của ngân hàng.

- Công tác tổ chức của NHTM: Đây cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nói riêng và các hoạt động khác của ngân hàng nói

chung. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức tốt, sắp xếp một cách khoa học, liên kết

chặt chẽ sẽ tận dụng một cách tối đa thế mạnh của từng cá nhân và các bộ phận… không những thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, quản lý chặt chẽ và an toàn mà còn hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả giám sát.

- Chất lượng nguồn nhân lực của NHTM: Con người luôn là yếu tốthen chốt, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Bởi con người là bộ mặt, hình ảnh của ngân hàng, là thương hiệu và vận hành các hoạt động của ngân hàng. Nêu chất lượng nguồn nhân sự không cao, yếu chuyên môn, nghiệp vụ và thiếu đạo đức nghề nghiệp rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nàovà hậu quả là vô cùng lớn.

- Công nghệ ngân hàng: Trong thời đại công nghệ 4.0, kinh tế hội nhập và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Công nghệ ngân hàng ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mìnhbởi nó giúp đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí… hơn nữa công nghệhiện đại giúp ngân hàng kịp thời nắm bắt những thông tin, diễn biến trên thị trường, khả

năng phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động tín dụng. Từ đó, nâng cao chất lượng về dự báo nhằm ra các quyết sách phù hợp với tình hình thực tế kinh tế - xã hội – chính trịvà tối đa hóa sự tiện ích cho khách hàng.

b. Các nhântố từ phía khách hàng:

- Đạo đức của khách hàng vay: Đạo đức, uy tín tín dụng của khách hàng là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng bởi khi rủi ro đạo đức xảy ra nó tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng, chi phí quản lý nợ và lợi nhuận của ngân hàng. Rủi ro đạo đức có thể do (1) Khách hàng thiếu thiện chí, ý thức trả nợ vay ngân hàng; (2) Sử dụng vốn sai mục đích theo phương án vay vốn; (3) Lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng… Vì vậy, công tác thẩm định và quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng là hết sức cần thiết, nó đảm bảo hạn chế đượccác rủi ro có thể xảy ra trong đó có cả rủi ro về đạo đức.

- Năng lực, trình độ quản lý củakhách hàng:

Chất lượng nguồn nhân lực của khách hàng luôn là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả, thành công của khách hàng. Các khách hàngcó đội ngũ cán bộ, nhân viên trình độ cao và năng lực quản lý tốtluôn là điều kiện cần thiết để đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt lànăng lựcquản lý tài chính bởi bên cạnh việc bảo đảm nguồn cung về lực sản xuất, kinh doanh, còn bảo đảm khả năng thanh toán các khoản tín dụng còn là đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp chiếm thế thượng phong trên thị trường.

Năng lực về công nghệ luôn là yếu tố tiên phong giúp khách hàng nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Nếu khách hàng sản xuất kinh doanh lạc hậu, sản phẩm không có tính canh tranh cao, điều này khiến hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro khi cho vay.

- Lĩnh vực hoạt động của khách hàng: Đây là một trong những yếu tố ngân hàng cần quan tâm trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Đối với những khách hàng hoạt động hay đầu tư các lĩnh vực nhạy cảm, thường xuyên có sự biến động như bất động sản, chứng khoán… thì bên cạnh lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro rấtlớn và nótác động mạnh đến chất lượngtín dụng của ngân hàng.

Từ đó cho thấy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất luợng tín dụng nhằm mục đích:

- Hạn chếrủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng.

- Minh bạch thị trường, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động theo pháp luật; tạo

môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanhcũng như tính an toàn củangân hàng.

- Dự báo thị trường, để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu những tác động không muốn vào nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng.

- Xã hội hóa hoạt dộng ngân hàng, biến NHTM trở thành đơn vị huyết mạch trong nền kinh tế xã hội của quốc gia và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình (Trang 38 - 44)