1.3.1.1. Môi trường pháp lý
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng luôn nằm trong vòng kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước. Sự sụp đổ của một ngân hàng có thể kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống ngân hàng, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy, Chính phủ và NHNN ở mỗi quốc gia cần phải giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt hoạt động của các NHTM. Ngoài việc cụ thể hóa các quy định của ngành ngân hàng trong luật, nghị định, thông tư thì còn phải tùy thuộc vào tình hình thực tế để đưa ra các chính sách về tiền tệ, lãi suất, dự trữ,.. .Từ đó, nhằm đảm bảo mức độ an toàn cần thiết cho các ngân hàng, ngăn ngừa ngân hàng tham gia vào các vụ đầu tư mạo hiểm có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng; và quan trọng hơn là để phục vụ những mục đích vĩ mô mà Chính phủ ban hành hay NHNN đề ra. Hiện nay, ở nước ta các NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty. Do vậy, các chi nhánh Ngân hàng trong hoạt động của mình còn phải tuân thủ theo các quy định mà NHTW ban hành cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay.. .Những luật này quy định tỷ lệ huy động của Ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của NHTM với một khách hàng. Trong sự ràng buộc về môi trường pháp lý như vậy thì các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị tác động mạnh mẽ và kết quả làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn của NHTM. Chính vì vậy, việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoáng cũng là một nhân tố rất cần thiết và quan trọng đối với các NHTM.
1.3.1.2. Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Nen kinh tế phát triển ổn định hay không sẽ quyết định đến thu nhập của người dân, nhu cầu đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển thì thu nhập của dân cư cao và ổn định. Từ đó, người dân sẽ tích lũy, tiết kiệm nhiều hơn, tạo điều kiện cho NHTM huy động vốn được dễ dàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm. Lúc này, người dân không gửi tiền vào ngân hàn mà giữ tiền để mua hàng hóa và trang trải cuộc sống. Hoặc khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, làm giảm sức mua của đồng tiền. Điều này làm cho lợi ích của người gửi tiền giảm do lãi suất thực giảm xuống, người dân có xu hướng tích trữ vàng, ngoại tệ hoặc các dạng tài sản khác...mà không gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Do đó, ngân hàng sẽ khó khăn trong việc huy động vốn.
Môi trường chính trị của mỗi quốc gia là nhân tố khách quan tác động tới tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế không riêng gì ngân hàng. Không một ngành nghề nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định. Các cuộc bãi công, biểu tình, sự sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của Ngân hàng bị trì trệ bởi người dân không tin tưởng. Ngược lại, sự đồng tâm, nhất trí, ổn định bộ máy lãnh đạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng.
Văn hoá, xã hội hình thành nên thói quen, tâm lý của khách hàng. Các nước phát triển với công nghệ NH hiện đại, khách hàng thường có thói quen sử dụng tiện ích do NH cung ứng như dùng thẻ để thanh toán các giao dịch hàng ngày tại siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng,...Ở các nước đang phát triển, người dân có thói quen dùng tiền mặt, có tâm lý tích trữ tiền mặt, tích trữ vàng và ngoại tệ nên quy mô vốn chiếm dụng nhỏ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn.
1.3.1.3. Môi trường công nghệ
Công nghệ thông tin hiện nay được coi như sức mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong sự cạnh tranh mạnh mẽ không những giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng quốc tế
30
trong tiến trình hội nhập và mở cửa kinh tế quốc tế. Môi trường công nghệ là một yếu tố rất quan trọng. Trong hoạt động ngân hàng, nó tạo điều kiện tiếp xúc cao giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu ở quốc gia có công nghệ phát triển, ngân hàng có khả năng ứng dụng nó trong hoạt động ngân hàng sẽ tạo điều kiện giúp ngân hàng tăng diện tiếp xúc với khách hàng từ đó giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc huy động vốn.
1.3.1.4. Vị trí địa lý và đối thủ cạnh tranh
Nếu đia điểm mà ngân hàng trú đóng ở những nơi dân cư đông đúc, các thành phố lớn có nhiều doanh nghiệp hoạt động và kinh tế phát triển thì NHTM có thể huy động được nhanh hơn và nhiều hơn những nơi kém phát triển... Đặc biệt ở những thị trường sôi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích do nghiệp vụ huy động vốn của NHTM đem lại thì ở đó việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn các vùng nông thôn hay miền núi.
Tại nơi NH trú đóng thì yếu tố khách hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nó tác động trực tiếp tới sự thành công trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Để có được thành công, trước tiên ngân hàng phải tìm hiểu động cơ, thói quen, mong muốn của người gửi tiền, thậm chí từng đối tượng khách hàng thông qua phân tích lợi ích của khách hàng. Trên cơ sở thông tin về khách hàng đưa ra chính sách giá cả hợp lý, xây dựng chính sách trong phục vụ và giao tiếp tạo sự thoải mái cho khách hàng giao dịch. Từ đó sẽ tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn của ngân hàng.
Mặt khác, tùy thuộc vào mỗi ngân hàng trú đóng ở từng địa bàn khác nhau mà có nhiều hay ít các đối thủ canh tranh. Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, vừa là thách thức vừa là động lực thúc đẩy các NH nâng cao chất lượng hoạt động, trong đó, có hoạt động huy động vốn. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trong lĩnh vực NH diễn ra ngày càng gay gắt và mãnh liệt. Cạnh tranh không chỉ diễn ra trong nội bộ hệ thống NH mà còn giữa NH với các tổ chức tài chính như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, tiết kiệm bưu điện...Ở nơi tập trung nhiều NHTM, nhiều tổ chức tài
chính thì cạnh tranh càng quyết liệt. Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng. Để có thể giữ vững thị phần, tăng trưởng vốn huy động thì các ngân hàng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu chiến lược của đối thủ trong mối quan hệ với bản thân ngân hàng để có thể đưa ra những chính sách phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.