Những hạn chế trong công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu 0676 huy động vốn tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 101)

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì hiệu quả công tác huy động vốn của Chi nhánh vẫn có những hạn chế nhất định như sau:

74

- Nguồn vốn huy động tuy lớn nhưng cơ cấu vốn huy động theo đối tượng, kỳ hạn và loại tiền chưa hợp lý, tính ổn định còn thấp, đặc biệt chất lượng nguồn vốn không tốt. Vốn huy động chủ yếu tập trung ở hệ KHCN (năm 2014 chiếm tỷ trọng tới 84%), đây tuy là nguồn vốn khá ổn định nhưng chi phí huy động vốn cao, sẽ làm giảm lợi nhuận cho chi nhánh. Ngoài ra chưa khai thác hiệu quả được nguồn vốn huy động không kỳ hạn, năm 2014 nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng 10,8% trong tổng nguồn vốn. Chứng tỏ chi nhánh chưa tận dụng được nguồn vốn huy động có chi phí thấp nhất này và cũng chưa tích cực trong việc áp dụng các dịch vụ liên quan đến tài khoản thanh toán. Điều đó làm giảm đi đáng kể một phần lớn lợi nhuận đóng góp vào kết quả kinh doanh của chi nhánh. Còn về loại tiền huy động, trong 2 năm 2015 -2016, gần như chi nhánh chưa phát huy được công tác huy động ngoại tệ, năm 2016 chỉ đạt 30% kế hoạch. Đây là một con số khiêm tốn, làm ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn của chi nhánh. Ngoài ra, số dư huy động vốn của chi nhánh vẫn bị phụ thuộc vào một số KH lớn. Số dư huy động của hệ KH này chiếm tới 40% trong tổng số dư toàn chi nhánh. Do vậy, việc gửi vào, rút ra của những KH đã gây những ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

- Tuy huy động vốn tiền gửi không ngừng gia tăng qua các năm nhưng kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh Qua khảo sát cho thấy: vị trí trụ sở của chi nhánh và 5 phòng giao dịch đều đặt trên những con đường đẹp, giao thông thuận lợi, đây lại là những khu dân cư đông đúc, có mức thu nhập cao, ổn định. Tuy vậy, so với các ngân hàng khác tại cùng thời điểm trên cùng địa bàn thì mức huy động vốn của toàn chi nhánh vẫn chưa cao. Hơn nữa, công tác huy động vốn của chi nhánh Thăng Long vẫn còn nặng về các biện pháp huy động truyền thống, chủ yếu thực hiện qua công cụ lãi suất, các chương trình khuyến mại; các hình thức tiếp thị còn hạn chế, chưa có biện pháp tiếp thị rộng khắp đến từng khu vực dân cư trên địa bàn. Kết quả là hệ KH tiền gửi của chi nhánh chủ yếu là hệ KH hiện hữu, hệ KH mới rất mỏng.

- Chi nhánh áp dụng chưa thành công mô hình kinh doanh bán chéo sản phẩm - mô hình 4P mà Sacombank đã triển khai. Chính sách bán sản phẩm của chi nhánh vẫn tư duy theo lối mòn “bán sản phẩm dịch vụ cho từng nhu cầu đơn lẻ”. Quan

điểm về gói sản phẩm vẫn còn manh mún, tự phát, chưa được thực hiện có hệ thống và đồng bộ

- Một thiếu sót rất lớn mà Chi nhánh mắc phải đó là chưa thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài. Nếu nguồn vốn trong nước mang tính chất quyết định, ưu tiên thu hút thì nguồn vốn nước ngoài lại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

- Tổng nguồn huy động lớn nhưng việc sử dụng chưa ổn định, hệ số sử dụng nguồn tăng giảm thất thường, chưa có sự đồng đều trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn theo kỳ hạn, việc sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch huy động vốn của Chi nhánh vì nhu cầu huy động vốn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn.

- Công tác huy động còn nặng về các biện pháp huy động truyền thống, chủ yếu thực hiện qua công cụ lãi suất.

- Chi nhánh Thăng Long có 05 PGD, nhưng trong số đó chỉ có 01 PGD Trần Duy Hưng hoạt động hiệu quả, còn lại 04 PGD có năng suất lao động thấp, kết quả kinh doanh không cao. Hằng năm, các PGD chỉ đóng góp vào kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh khoảng 45%, chủ yếu vẫn là diểm giao dịch chính tại chi nhánh.

2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chưa xây dựng được một chính sách KH phù hợp , hoạt động nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của chi nhánh chưa được chú ý, mang tính hình thức nên không thu được kết quả cao. Khi phân tích thị trường, chi nhánh chỉ chú trọng thông tin về lãi suất của đối thủ cạnh tranh mà không quan tâm đến điểm mạnh, điểm yếu, quy trình thực hiện cũng như phong cách phục vụ của họ. Vì thế tuy chi nhánh hoạt động trên một địa bàn trung tâm nhưng chi nhánh chưa khai thác một cách hiệu quả đối với hệ KH tiềm năng của mình.

Thứ hai, chi nhánh thực hiện các chương trình chưa nhằm vào mục tiêu chất lượng. Ví dụ: tăng trưởng hệ KH sử dụng tài khoản thanh toán theo cách chạy chương trình ồ ạt để lấy số lượng mà không quan tâm xem tài khoản đó, thẻ đó mở ra có được KH sử dụng hay không, làm hao tốn tài nguyên tài khoản của ngân hàng. Hoặc các chương trình khuyến mại, chi nhánh thực hiện nhằm mục đích hoàn thành chỉ tiêu,

76

không phải mục đích quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Vì thế chỉ một ít những KH lớn, KH thân quen nắm được các chương trình ưu đãi này, còn phần lớn những KH khác đều không biết đến hoặc không kịp tham gia chương trình tri ân của ngân hàng.

Thứ ba, chi nhánh Thăng Long vẫn chưa xây dựng được chiến lược huy động vốn toàn diện. Cụ thể là chưa có chiến lược khuyến khích đối với nội bộ chi nhánh; chính sách ưu đãi đối với khách hàng tiền gửi và hoạt động huy động vốn; chiến lược huy động đối với từng nhóm khách hàng chưa được xây dựng; chiến lược tiếp thị quảng bá bán chéo sản phẩm. Đặc biệt, hoạt động quảng bá, hoạt động tiếp thị phát triển sản phẩm tại chi nhánh còn mang tính manh mún, thụ động, chậm trễ, tần suất ít nên hiệu quả thấp. Cán bộ huy động vốn chưa thực sự tìm hiểu sâu sát các nhu cầu từng khách hàng, chưa chủ động lôi cuốn khách hàng về giao dịch tại chi nhánh nên hầu hết hệ khách hàng đang sử dụng tài khoản tiền gửi tại chi nhánh đề là những KH tự tìm đến ngân hàng.

Thứ tư, chế độ lương thưởng, chế độ đãi ngộ, quy trình tăng lương của Sacombank CN Thăng Long chỉ tập trung vào đội ngũ bán hàng, chưa có sự quan tâm sát sao đến đội ngũ back-office.

Thứ năm, về nhân sự: trình độ của nhân viên chưa đồng đều. Nhân viên còn thụ động và chưa có tính sáng tạo trong công việc, tạo thành sức ì trong mỗi người và hơn thế nữa nó có hiệu ứng dây truyền lan từ người nọ sang người kia. Đội ngũ bán hàng chưa chủ động cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác bán hàng. Bản thân nhân viên chưa am hiểu sản phẩm nên gặp nhiều khó khăn trong việc giới thiệu và bán sản phẩm. Thái độ làm việc của đội ngũ nhân viên mới chưa chuyên nghiệp, họ chưa ý thức được vai trò to lớn của KH. Họ chưa hiểu rằng KH chính là “Ông chủ” của họ, chính là những người trả lương cho họ Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc đặc biệt là trong công tác kinh doanh.

Thứ sáu, trụ sở của các phòng giao dịch trú đóng chưa hợp lý, không có chỗ để xe khi khách vào giao dịch. Một số địa điểm bị khuất tầm quan sát của KH. Đây là một trong những nguyên nhân khiến KH ngại vào giao dịch, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

Hệ thống các TCTD dày đặc tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật thị phần, KH. Thêm vào đó, nhu cầu của KH ngày càng cao hơn, đỏi hỏi chúng ta cũng phải hết sức nỗ lực để cải thiện chất lượng dịch vụ mới có thể đáp ứng nhu cầu KH. Cuối cùng là sự biến động về nhân sự cũng là 1 thách thức lớn đối với PGD, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

- Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh:

+ Những năm gần đây, tình hình kinh tế - tài chính Việt Nam luôn ở trạng thái không ổn định kể từ cuộc khủng hoảng tài chính - Ngân hàng Mỹ năm 2008. Tình trạng nhập siêu tăng mạnh, làm thâm hụt cán cân vãng lai, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát ở mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại; thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, thị trường bất động sản đóng băng; Ngân hàng Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ như tăng dự trữ bắt buộc, khống chế lãi suất trần huy động và trần cho vay, khống chế tỷ lệ cho vay phi sản xuất... gây ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng. Với tình hình kinh tế vĩ mô biến động, các Ngân hàng không thể hoạch định chiến lược phát triển và kế hoạch hành động lâu dài, mọi kế hoạch kinh doanh chỉ mang tính ngắn hạn và tạm thời.

+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhưng chưa hoàn toàn ổn định. Nguy cơ bệnh dịch, thiên tai vẫn có khả năng xảy ra. Hội nhập kinh tế quốc tế với những chính sách tự do hoá thương mại trong điều kiện sức cạnh tranh các doanh nghiệp còn yếu sẽ tiếp tục có những khó khăn đối với nền kinh tế trong nước.

+ Thủ đô Hà Nội tập trung nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, các Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động rộng hơn và không còn sự khác biệt trong phạm vi hoạt động so với Ngân hàng trong nước.

- Chính sách môi trường pháp lý và chính sách của Chính phủ:

+ Trong những năm gần đây, công tác kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng được nâng cao. Nhiều tổ chức tín dụng yếu kém đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra và xét xử. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều đối tượng KH ngại giao dịch với các NHTM.

78

+ Chính sách tài chính và tiền tệ của NHNN đã ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Sacombank CN Thăng Long xét trên góc độ tăng chi phí huy động vốn bình quân. Cụ thể, với chính sách tiền tệ nới lỏng, đã làm cho lãi suất huy động bình quân của chi nhánh giảm xuống.

- Tâm lý thói quen của khách hàng:

Tâm lý thói quen dùng tiền mặt của người dân Việt Nam vẫn còn phổ biến, việc thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới, ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua Ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán qua Ngân hàng. Người dân chưa hiểu biết nhiều về dịch vụ Ngân hàng, chưa thấy sự tiện lợi qua Ngân hàng. Hơn thế nữa các mối quan hệ mua bán trao đổi, mua bán trên thị trường Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán khiến cho việc áp dụng các kỹ thuật thanh toán hiện đại gặp nhiều khó khăn.

Thêm vào đó, tâm lý thói quen yên tâm khi giao dịch với các ngân hàng ngoài quốc doanh, ngại giao dịch với các NHTM, khiến cho việc tiếp cận thêm các KH mới gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, trong giai đoạn điều chỉnh giảm lãi suất, tâm lý người gửi tiền hy vọng lãi suất sẽ tăng lại trong tương lai nên chuyển sang gửi các kỳ hạn ngắn và linh hoạt nhiều hơn. Hơn nữa nhu cầu ngày càng đa dạng khiến Chi nhánh phải nhảy cảm hơn để nắm bắt nhu cầu của khách hàng.

- Nguyên nhân từ Sacombank

+ Kể từ sau khi sáp nhập thêm Ngân hàng Phương Nam, Sacombank phải gánh thêm gánh nặng tín dụng cũng như gánh nặng về con người, làm cho những chỉ số kinh doanh của Sacombank bị giảm đáng kể. KH gửi tiền có thêm nhiều sự lo ngại khi gửi tiền tại Sacombank, gây khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh.

+ Chính sách lãi suất thiếu sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, lãi suất chưa thực sự linh hoạt, hấp dẫn đối với KH. Gây khó khăn trong việc giữ chân KH và tìm kiếm thêm KH mới, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả huy động của chi nhánh.

+ Các sản phẩm thiếu tính cạnh tranh so với các đối thủ trên cùng khu vực, lãi suất chưa thực sự linh hoạt, hấp dẫn. Trong thời gian qua, các Ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhưng chưa thực sự tối ưu cho KH, nhiều sản phẩm chồng chéo khiến cho việc bán hàng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả huy động của chi nhánh.

+ Chế độ lương thưởng, chế độ đãi ngộ của Sacombank thấp hơn so với một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn, đặc biệt là các ngân hàng ngoài quốc doanh. Dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, thiếu sự ổn định về nhân sự, đặc biệt là đội ngũ bán hàng thay đổi liên tục. Gây khó khăn trong việc quản lý cũng như công tác chăm sóc KH của chi nhánh.

+ Trình độ nghiệp vụ của nhân viên chưa đồng đều. Mặc dù Sacombank thường xuyên tổ chức các khóa học đào tạo nghiệp vụ nhưng do hiện nay Sacombank gặp phải vấn đề chảy máu chất xám, vì thế các nhân sự mới được đào tạo họ chưa có nhiều thời gian để trải nghiệm để đúc kết các kinh nghiêm làm việc. Và đôi khi công tác đào tạo chỉ đơn giản là: Các nhân sự mới chủ yếu được người cũ, người có kinh nghiệm chỉ bảo trực tiếp trên công việc thực hiện nên việc đào tạo không bài bản và mang tính tự phát.

Trên đây là toàn bộ những nguyên nhân chủ yếu đã tác động tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua. Để vươn lên và phát triển ổn định, bền vững trong hệ thống Ngân hàng thì Sacombank CN Thăng Long cần phải nỗ lực phấn đấu khắc phục những khó khăn hạn chế đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Công tác huy động vốn luôn được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín CN Thăng Long xác định là một vấn đề xuyên suốt cho các hoạt động của mình. Trong giai đoạn từ 2013-2017, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác huy động vốn đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đạt được kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, công tác huy động vốn trung và dài hạn còn tiềm ẩn một số hạn chế nhất định cần được hoàn thiện. Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của chi nhánh Thăng Long, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong

80

công tác huy động vốn. Trên cơ sở đó để Sacombank CN Thăng Long ngày càng phát triển và khẳng định được vị trí cũng như uy tín của mình trong hệ thống các chi nhánh ngân hàng thì cần phải có những chiến lược, phương hướng hoạt động cụ thể để tồn tại và phát triển. Đây không phải là công việc ngày một ngày hai mà phải thực hiện thường xuyên lâu dài và liên tục.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THĂNG LONG

Một phần của tài liệu 0676 huy động vốn tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w