Thương Tín - Chi nhánh Thăng Long
Từ những kinh nghiệm của các ngân hàng bạn trên cùng địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm cả ngân hàng 100% vốn Nhà nước, ngân hàng ngoài quốc doanh và ngân hàng thương mại. Chúng ta rút ra được một số bài học kinh nghiệm đối với Sacombank - CN Thăng Long như sau:
- Một là, nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả các hình thức, sản phẩm huy động đối với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau:
Hiện nay, nguồn vốn cất trữ trong dân cư vẫn rất lớn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định, bền vững lâu dài. Để khai thác tối đa những nguồn vốn này, chi nhánh cần đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm huy động như: tiền gửi, tiền tiết
kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, đa dạng hóa các kỳ hạn huy động, các phương thức trả gốc và lãi, ... đối với mọi đối tượng khách hàng trên địa bàn.
- Hai là, xây dựng Chính sách khách hàng hướng tới dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo.
Chi nhánh cần làm tốt công tác chăm sóc KH, xây dựng tiêu chuẩn nhằm phân khúc KH VIP, KH lớn, KH thân thiết, KH truyền thống, ... Từ đó có chính sách, chương trình chăm sóc phù hợp với từng đối tượng nhằm thu hút KH đến giao dịch, tạo dựng lòng tin và thiện cảm từ phía KH.
- Ba là, đào tạo cán bộ có đạo đức, có năng lực.
Sự ổn định về nhân sự sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động của chi nhánh. Vì thế, chi nhánh cần thườn xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, tự đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như trình độ quản lý của từng cán bộ; xây dựng các chế độ thưởng phạt, khích lệ.... Từ đó giúp họ phát huy được những thế mạnh của bản thân, khắc phục dần những yếu điểm, tạo cho họ cơ hội để phát triển hơn trong tương lai. Mặt khác chi nhánh cũng khai thác đươc hiệu quả công viêc, giao việc đúng người, nâng cao năng suất lao động.
- Bốn là, mở rộng hệ thống mạng lưới huy động hiệu quả
Nghiên cứu kỹ địa bàn, thói quen, tập quán của KH để mở rộng mạng lưới một cách có hiệu quả. Qua đó khai thác triệt để hệ KH tiềm năng tại các địa bàn đã trú đóng, nhằm thu hút nhiều nhất các nguồn vốn nhàn rỗi từ KH.
Tóm lại, chương 1 đã tổng hợp logic và có hệ thống những lý luận cơ bản về hoạt
động huy động vốn của NHTM. Các vấn đề này đã được chọn lọc, phân tích, luận giải
dựa trên những luận cứ khoa học và trọng tâm là các hoạt động huy động vốn của NHTM. Qua đó thấy được việc hoàn thiện công tác huy động vốn tại NHTM không
phải là hoàn thiện các hình thức sẵn có mà phải tiếp cận và chọn lọc để sử dụng các hình thức mới phù hợp với hoạt động và đặc thù của từng NH. Nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác huy động vốn - sử dụng vốn tại NHTM và hướng tới mục tiêu cuối cùng
là lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
40
luận cơ bản nhất về huy động vốn của các NHTM, khẳng định sự cần thiết phải nâng cao khả năng huy động vốn của các NHTM. Những cơ sở lý luận này là tiền đề để phân tích nghiên cứu thực trạng huy động vốn, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Thăng Long ở Chương 2 tiếp theo và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh trong Chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CHI NHÁNH THĂNG LONG