Mô hình tổ chức của chi nhánh

Một phần của tài liệu 0676 huy động vốn tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56)

Sacombank CN Thăng Long là chi nhánh cấp 1 với mô hình tổ chức bộ máy của chi nhánh gồm: 1 giám đốc, giúp Giám đốc có Phó Giám đốc kinh doanh và Phó Giám đốc nội nghiệp điều hành 3 phòng nghiệp vụ và 5 phòng giao dịch tiêu chuẩn.

chức năng nhiệm vụ như sau:

- Phòng kinh doanh: Quản lý, thực hiện chỉ tiêu kinh doanh; cung ứng sản phẩm dịch vụ tín dụng và quản lý mối quan hệ với KH; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán

44

quốc tế và kinh doanh ngoại hối; phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng.

+ Nghiên cứu thị trường, đối thủ để phân tích, phân phúc khách hàng, nhu cầu thị hiếu nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp.

+ Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo các biện pháp cải tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần.

+ Xây dựng đầu mối tiếp nhận, thực hiện chỉ tiêu kinh doanh được giao; phân phối,

theo dõi và báo cáo việc thực hiện của Chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc.

+ Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị KH; quản lý và hỗ trợ kênh phân phối nhằm thực hiện kế hoạch tiếp thị.

- Phòng kế toán và quỹ: thực hiện các nhiệm vụ chức năng về xử lý giao dịch, nghiệp vụ ngân quỹ, quản lý công tác kế toán, quản lý công tác hành chính.

+ Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi và các dịch vụ khác có liên quan đến giao dịch tài khoản.

+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay, chuyển tiền nội địa, chi trả kiều hối; kiểm đếm, thu chi tiền với KH, và nội bộ ngân hàng; kế toán chi phí điều hành, kế toán điều chuyển vốn, kế toán liên ngân hàng; .

+ Quản lý thanh khoản của chi nhánh

+ Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kế toán, hoạt động ngân quỹ tai chi nhánh và PGD.

- Phòng kiểm soát rủi ro: Quản lý tín dụng, Quản lý rủi ro hoạt động.

+ Hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng và triển khai phán quyết tín dụng; quản lý nợ; lưu trữ hồ sơ tín dụng.

+ Kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động kế toán, thanh toán tại chi nhánh và các PGD; kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân quỹ và các hoạt động khác trong toàn chi nhánh.

- Phòng giao dịch: PGD thực hiện nhiệm vụ chức năng như một chi nhánh thu nhỏ. Vì thế phòng giao dịch sẽ thực hiện tất cả các chức năng nhiệm vụ như của chi nhánh: Quản lý, thực hiện chỉ tiêu kinh doanh; quản lý mối quan hệ với KH; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối; phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng, thực hiện các nhiệm vụ chức năng về xử lý giao dịch,

nghiệp vụ ngân quỹ, tổ chức quản lý nhân sự.

2.1.4. Uy tín, thương hiệu và thị phần của Sacombank

Ngày 27/7/2016, Ngân hàng TMCP Sài Gón Thương Tín vinh dự đạt danh hiệu “Top 10 ngân hàng uy tín năm 2016” do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo Vietnamnet công bố.

Bên cạnh đó, khảo sát điều tra ngân hàng được thực hiện trong tháng 6/2016 của Vietnam Report về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2016,... được xem như yếu tố bổ sung nhằm xác định vị thế của ngân hàng trong ngành. Theo đó, những ngân hàng có mặt trong danh sách này có năng lực tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng, tạo được vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng, đồng thời được khách hàng đánh giá tích cực về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong năm 2015-2016.

Năm 2016, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín vinh dự nằm trong Top40 thương hiệu giá trị nhất Việt nam do Tạp chí Forbes Việt Nam thực hiện. Đây là năm thứ 2 Forbes Việt Nam triển khai chương trình đánh giá này và cũng là năm thứ 2 Sacombank có mặt trong danh sách công bố. Trong 40 thương hiệu này là hơn 5,4 tỷ USD gồm các thương hiệu lớn và uy tín tại Việt Nam như: đối với ngành hàng tiêu dung có Vinamilk, Vingroup, Masan Consumer,.; ngành tài chính-ngân hàng có Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, ACB,..; ngành công nghệ-viên thông có FPT, Thế giới di động,.; ngành hàng không có Vietnam Airlines, VietjetAir; ngành du lịch có Saigon Tourist,. Forbes VN đánh giá giá trị các thương hiệu này theo phương pháp tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.

Cũng trong năm 2016, Sacombank cũng vinh dự nhận nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế nhứ Top 100 Thương hiệu-Sản phẩm/Dịch vụ nổi tiếng ASEAN do báo Thời báo Mekong-cơ quan của TW Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam- Lào-Campuchia (VILACAED) tổ chức, Dịch vụ ngân hàng trực tuyến tốt nhất 2016 (Best Use of Online Banking) do tạp chí Retail Banker International (Anh) trao tặng; Thương hiệu mạnh Việt Nam 2016 do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) phối hợp tổ chức; Thương hiệu uy tín, chất

Stt Năm Tổng vốnhuy động Thực hiện tăng trưởng so vớinăm trước

46

lượng APEC 2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phòng Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Mạng Hội đồng Doanh nghiệp ASEAN và Thời báo ASEAN phối hợp tổ chức,...

Sacombank có có ưu thế về mạng lưới hoạt động với gần 570 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành Việt Nam và 2 nước Lào, Campuchia. Sacombank đã phủ kín mạng lưới tại các khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngoài

ra, Sacombank còn là Ngân hàng TMCP tiên phong mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi

lãnh thổ Việt Nam với việc thành lập Ngân hàng con tại Lào và Campuchia.

Tại khu vực thành phố Hà Nội, Sacombank có tổng cộng 40 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt trên 15 quận huyện, tập trung chủ yếu ở quận Đống Đa 5 địa điểm, Quận Hoàn Kiếm 5 địa điểm, Quận Hai Bà Trưng 5 địa điểm, Quận Cầu Giấy 4 địa điểm, Quận Ba Đình 4 địa điểm, ... Sacombank Thăng Long có trụ sở chính đặt tại 60A Nguyễn Chí Thanh, 5 phòng giao dịch đặt trên những tuyến đường chính của thành phố

như Hoàng Cầu, Trần Duy Hưng, Đội Cấn, Đốc Ngữ và Hoàng Đạo Thúy. Thị phần khách hàng của Chi nhánh dàn đều tại các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Ba Đình; tuy có sự

cạnh tranh rất khốc liệt tại các khu vực Hà Nội nhưng Sacombank Thăng Long ngày một

mở rộng mạng lưới khách hàng ra toàn các khu vực quận huyện trên Hà Nội, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng hệ khách hàng hiện hữu. Top of FormBottom of Form

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒNTHƯƠNG TÍN- CN THĂNG LONG THƯƠNG TÍN- CN THĂNG LONG

2.2.1. Tinh hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2013- 2017

Giai đoan 2013-2017, nền kinh tế của nước ta vẫn trong giai đoạn khó khăn, mặc dù thị trường bất động sản bước sang năm 2016 cũng đã có khởi sắc nhưng vẫn chưa khắc phục được các hệ lụy của nó. Đặc biệt là đối với ngành ngân hàng, đây là giai đoạn

tái cấu trúc, rà soát để loại bỏ các ngân hàng yếu kém từ đó thực hiện sáp nhập các ngân

47

được thể hiện qua kết quả kinh doanh trong các năm như sau:

2.2.1.1. Hoạt động huy động vốn:

Sacombank CN Thăng Long có trụ sở nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, đó là một vị trí đẹp, thuận lợi cho KH đến giao dịch, đặc biệt là KH đi xe ô tô. Bên cạnh sự thuận lợi đó thì xung quanh khu vực này mật độ các ngân hàng khá dày đặc, điều này khiến cho các ngân hàng phải liên tục làm mới mình để cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Trong điều kiện đó, Sacombank CN Thăng Long luôn xác định huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong các hoạt động của chi nhánh. Công tác huy động vốn không chỉ quyết định mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà vốn còn là yếu tố quyết định quy mô cũng như năng lực cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn. Từ đó CN Thăng Long đã khai thác triệt để các lợi thế của mình để nhằm tăng trưởng huy động như: thương hiệu, đội ngũ nhân viên, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ, mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm huy động, lãi suất cạnh tranh... Bằng những sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên đã cho thấy kết quả huy động vốn qua các năm đều tăng lên đáng kể. Chúng ta có thể thấy điều đó qua Bảng 2.1 như bên dưới:

Bảng 2.1: Ket quả huy động vốn tại Sacombank - CN Thăng Long giai đoạn 2013-2017

^2 Năm 2014 2005 135 7.2(%

^3 Năm 2015 2321 316 15,7%

~4 Năm 2016 2676 355 15,3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh 2013- 2017 của Sacombank CN Thăng Long)

trước___________________________Số tuyệt đối Tỷ lệ %

2014, chi nhánh tiếp tục vượt kế hoạch đưa tổng huy động toàn chi nhánh lên 2,005 tỷ đồng, tăng 135 tỷ đồng (+7,2%) so với năm 2013. Đây là năm có tỷ lệ tăng thấp nhất trong các năm từ năm 2013-2017, có thể nói đây là năm vô cùng khó khăn đối với toàn hệ thống Sacombank nói chung và CN Thăng Long nói riêng bởi bắt đầu có thông tin sáp nhập Sacombank và Ngân hàng TMCP Phương Nam, từ đó bắt đầu những nguồn tin không chính thống bất lợi cho Sacombank, khiến cho nhiều KH có cảm giác e ngại khi giao dịch nguồn tiền qua Sacombank. Tuy vậy, chi nhánh Thăng Long với thương hiệu cũng như chính con người Sacombank - nhân viên Sacombank, họ đã và vẫn giữ được lòng tin của rất rất nhiều KH. Và kết quả là năm 2015, chi nhánh Thăng Long vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao với 2,321 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch, tăng 316 tỷ (+15,7%) so với năm 2014, vượt cán mốc huy động 2,000 tỷ đồng, đây cũng chính là thành quả là mồ hôi công sức của một tập thể luôn biết đoàn kết để phát huy sức mạnh của mình mọi nơi mọi lúc . Bước sang năm 2016, đây vẫn là những tháng ngày khó khăn của Sacombank khi mà chính thức sáp nhập thêm Ngân hàng TMCP Phương Nam, mạng lưới tăng lên, quy mô tăng lên nhưng gánh nặng huy động cũng tăng lên. Hơn lúc nào hết mỗi con người Sacombank, họ lại tiếp tục cố gắng, khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kết quả là năm 2016, chi nhánh Thăng Long tiếp tục tăng trưởng tốt, hoàn thành 105% kế hoạch, tăng 355 tỷ đồng so với năm 2015. Mặc dù có rất nhiều sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình huy động của chi nhánh nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ của tập thể Sacombank CN Thăng Long, kết thúc năm 2017 huy động của chi nhánh Thăng Long đạt 3,132 tỷ đồng đạt 106% kế hoạch, tăng 456 tỷ đồng (+17,1%) so với năm 2016. Qua kết quả huy động vốn của CN Thăng Long trong giai đoạn 2013-2017 cho thấy: tốc độ tăng trưởng về huy động của chi nhánh rất ổn định, số dư vốn huy động tăng dần lên qua các năm, tăng cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Điều này cũng cho thấy tín hiệu tốt báo hiệu hoạt động kinh doanh của chi nhánh sẽ khởi sắc trong tương lai.

2.2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn

Song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động sử dụng vốn tại chi

nhánh Thăng Long cũng có những bước tiến đáng kể. Điều đó thể hiện qua số liệu của Bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2: Ket quả hoạt động cho vay tại Sacombank - CN Thăng Long giai đoạn 2013-2017

Năm 2013 1034

"2 Năm 2014 1487 453 43,8%

^3 Năm 2015 2445 958 64,4%

^4 Năm 2016 2354 (91) -3,7%

chịu

nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng chi nhánh Thăng Long vẫn tăng trưởng tín dụng tốt, đến hết năm 2013 tổng dư nợ của toàn chi nhánh đạt 1,034 tỷ đồng cán mốc 1,000 tỷ đồng. Năm 2014, chi nhánh Thăng Long đã nâng dư nợ lên 1,487

tỷ đồng, tăng 453 tỷ đồng (+43,8%) so với năm 2013. Đây cũng là con số lịch sử của chi

nhánh sau 7 năm hoạt động và điều này cũng thể hiện sự nỗ lực tuyệt với của các cán bộ

Sacombank CN Thăng Long trong hoạt động sử dụng vốn. Năm 2015, mặc dù gặp nhiều

khó khăn do vấn đề sáp nhập ngân hàng mang lại nhưng kết quả cho vay đã vượt quá sự

mong đợi của Ban lãnh đạo chi nhánh với con số là 2,445 tỷ đồng, đạt 143% kế hoạch, tăng 958 tỷ đồng (+64,4%) so với năm 2014. Sở dĩ có được kết quả này là nhờ có một phần rất lớn sự đóng góp của Ban lãnh đạo chi nhánh. Với vai trò chèo lái con thuyền của mình, Ban lãnh đạo đã đưa về chi nhánh một số KH lớn và uy tín. Và hệ KH VIP này nhận nợ trong năm 2015, làm cho dư nợ năm 2015 tăng đột biến so với năm 2014. Trong vòng một năm mà chi nhánh đã tăng ấn tượng với gần 1,000 tỷ đồng, nâng quy

STT KHOẢN MỤC Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

50

mô về cho vay của chi nhánh, nhưng đây cũng là một thách thức lớn của chi nhánh do bị

phụ thuộc vào hệ KH lớn. Với kết quả là hệ lụy giảm dư nợ của hệ KH lớn trong năm 2016, cụ thể là họ sẽ giảm khoảng 600 tỷ đồng. Vì vậy, chi nhánh đã trình xin loại trừ con số 400 tỷ đồng này ra khỏi kế hoạch năm 2016 của chi nhánh. Qua số liệu ta cũng thấy dư nợ theo kế hoạch 2016 được giao là 2,300 tỷ đồng ít hơn số dư nợ đạt được cuối

năm 2015 (đạt 2,521 tỷ đồng), nhưng do loại trừ đi 400 tỷ đồng giảm theo kế hoạch báo

trước của KH nên thực tế là để đạt được kế hoạch thì dư nợ của chi nhánh năm 2016 sẽ phải tăng gần 300 tỷ đồng . Kết quả là năm 2016, dư nợ của chi nhánh Thăng Long đạt 2,354 tỷ đồng đạt 103% kế hoạch được giao và giảm 91 tỷ đồng (-3,7%) so với năm 2015. Đây cũng là một kết quả vượt mong đợi mà Ban lãnh đạo chi nhánh kỳ vọng khi nhận kế hoạch đầu năm.Năm 2017, dư nợ tiếp tục tăng theo đà phát triển đạt 2,564 tỷ đồng, tăng 210 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng 8,9%. Qua kết quả này, một lần nữa

lại khẳng định thêm sự lớn mạnh của tập thể Sacombank CN Thăng Long không chỉ giỏi

về huy động vốn mà còn giỏi cả về hoạt động sử dụng vốn.

Các chỉ tiêu tài chính:

Qua 10 năm hoạt động, Sacombank CN Thăng Long đã không phụ lòng mong mỏi của Ban lãnh đạo ngân hàng. Kết quả hoạt động của chi nhánh ngày càng tăng cao, năm nào chi nhánh cũng thực hiện vượt kế hoạch được giao. Chúng ta cùng xem xét cụ thể qua Bảng 2.3 sau:

51

Bảng 2.3: Ket quả kinh doanh tại Sacombank - CN Thăng Long giai đoạn 2013-2017

I THU HOẠT

ĐỘNG____________ 51,596 64,372 12,776 88,343 23,971 94,731 6,388 98,992 4,261

1 Thu HĐ KD chính 33,668 43,912 10,244 67,346 23,434 76,828 9,482 75,694 (1,134)

1.1 Thu thuần cho vay 17,105 22,860 5,755 38,700 15,840 41,101 2,401 36,569 (4,532)

1.2 Thuđộng______________thuần huy 16,563 21,052 4,489 28,646 7,594 35,727 7,081 39,125 3,398

2 Thu thuần DỊCHVỤ 11,800 13,960 2,160 14,906 946 15,474 568 20,721 5,247

3 Thu thuần KDNH 6,128 6,500 372 6,091 (409) 2,429 (3,662) 2,577 148

II CHIĐỘNG HOẠT 25,672 27,026 1,354 29,245 2,219 31,718 2,473 32,693 975

III CHI PHÍ THUẾ,PHÍ, LỆ PHÍ 400 495 95 827 332 495 (332) 450 (45)

Một phần của tài liệu 0676 huy động vốn tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w