Đối với Cấp ủy chính quyền địa phương và Mặt trận tổ quốc các cấp

Một phần của tài liệu 0689 kiểm soát nội bộ tại NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 118 - 120)

a) Đối với cấp ủy, chính quyền địa phuơng

- Đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cuờng sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách, thực hiện tốt Chỉ thị số 40- CT/TW của Ban Bí thu và Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tuớng Chính phủ về tăng cuờng sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phuơng và các nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tuợng chính sách khác trên địa bàn; hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phuơng tiện làm việc nh m nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH.

- Thường xuyên quan tâm phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị nhận ủy thác. Chỉ đạo và có kiến nghị, chấn chỉnh và xử lý kịp thời nhưng sai sót trong quá trình thực hiện. Chỉ đạo các Tổ chức Chính trị xã hội nhận ủy thác các cấp, các Tổ TK&VV thực hiện tốt qui trình, nghiệp vụ tín dụng chính sách; Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung công việc được NHCSXH ủy thác. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nội dung được ủy thác với các chương trình, dự án tại địa phương như khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động thường xuyên của tổ chức Chính trị xã hội. Chỉ đạo làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, tiêu thụ sản phẩm; định hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả cao; thường xuyên điều tra, rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện cho các đối tượng này được vay vốn kịp thời, đúng đối tượng.

- Quan tâm chỉ đạo trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, hoạt động Tổ TK&VV và Điểm giao dịch xã. Phối hợp cùng NHCSXH trong mọi mặt hoạt động, đặc biệt về mặt rà soát đối tượng, bình xét và kiểm tra sau cho vay của các hộ vay trong địa bàn.

b) Đối với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp

Mặt trận Tổ quốc có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Cho nên, MTTQ Việt Nam cũng cần tham gia giám sát hoạt động tín dụng chính sách. Để thực hiện tốt chỉ thị

số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và các hoạt động của NHCSXH, MTTQ các cấp cần phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ các cấp, các Tổ chức Chính trị xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH ; thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác ; thực hiện chức năng giám sát cộng đồng đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cũng như đối với hoạt động tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện.

3.3.2. Đối với các tổ chức Chính trị xã hội

- Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo, tuyên truyền về tín dụng chính sách tới các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác ủy thác với NHCSXH. Phối hợp cùng NHCSXH tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, phương pháp quản lý vốn tín dụng chính sách để nâng cao trình độ, hiểu rõ sự quan trọng của nguồn vốn tín dụng chính sách đối với các đối tượng được vay vốn. Ngoài ra đưa tiêu chí quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành 1 tiêu chi đánh giá thi đua khen thưởng để tạo động lực và trách nhiệm cho các cán bộ tổ chức Chính trị xã hội các cấp. Từ đó sát sao hơn trong công tác ủy thác, hạn chế tối đa việc chiếm dụng, thất thoát và sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

- Tiếp tục phối hợp với NHCSXH thực hiện hiệu quả các hình thức cho vay ủy thác, cho vay thông qua các Tổ TK&VV. Thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV tại địa phương. Trong đó, đặc biệt quan tâm vấn đề bình xét cho vay vốn, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Một phần của tài liệu 0689 kiểm soát nội bộ tại NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w