về cơ cấu tổ chức, Hội đồng quản trị NHCSXH có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đuợc thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm Truởng ban. Hội đồng quản trị là bộ phận trực tiếp tham muu trình Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt, sửa đổi bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH; Các cơ chế chính sách tín dụng; Các mức lãi suất cho vay của từng chuơng trình;... Có thể nói Hội đồng quản trị là những nguời có ảnh huởng trực tiếp đến định huớng phát triển, quan điểm, triết l hoạt động của NHCSXH. Chính từ mục đích hình thành NHCSXH xuất phát từ chủ truơng xóa đói giảm nghèo thơng qua hình thức tín dụng chính sách, những nhận thức, quan điểm, triết l điều hành của Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc và toàn thể các lãnh đạo quản lý các đơn vị trong hệ thống NHCSXH rất đồng nhất. NHCSXH đuợc thành lập để thực hiện chính sách tín dụng uu đãi đối với nguời nghèo và các đối tuợng chính sách khác, khơng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và đuợc Nhà nuớc tạo một số điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu định huớng này.
Tiếp thu định huớng, quan điểm chỉ đạo của Hội đồng quản trị là Ban điều hành NHCSXH bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Ban điều hành trực tiếp quản lý, chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách, theo dõi, kiểm sốt hoạt động của tồn hệ thống. Ngồi ra Ban điều hành cịn có nhiệm vụ tham muu trực tiếp cho Hội đồng quản trị về mọi mặt hoạt động của NHCSXH. Tại chi nhánh cấp tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện, đội ngũ điều hành bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc chịu trách nhiệm quản l và thực hiện chính sách, nghiệp vụ. về cơ bản triết l và phong cách điều hành của Ban lãnh đạo tại cấp Trung uơng là tuơng đối đồng nhất. việc định huớng, xây dựng và phát triển NHCSXH cũng nhu việc xây dựng các cơ chế chính
sách cho phù hợp với thực tiễn được sự đồng thuận lớn của các thành viên Ban điều hành. Tuy nhiên tại Chi nhánh cấp tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện còn tồn tại sự bất cập trong quan điểm và thái độ của Ban giám đốc với việc nhận thức tầm quan trọng của việc nhận dạng, đánh giá và phân tích rủi ro ảnh hưởng tới việc hoàn thành kế hoạch và chất lượng hoạt động. Trong thực tế, đặc thù của ngành ngân hàng có thể phát sinh nhiều loại rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động. Một số lãnh đạo quan tâm đến chỉ tiêu đạt kế hoạch hơn là tìm hiểu đưa ra việc nâng cao chất lượng hoạt động vì vậy nhiều đơn vị chỉ tiêu kế hoạch ln hồn thành nhưng rủi ro tiềm ẩn về chất lượng tín dụng là rất lớn, khơng có sự bền vững trong hoạt động. Một số lãnh đạo lại đề cao chất lượng hoạt động về chiều sâu nhưng lại khơng có các biện pháp để hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch khác như huy động vốn và dẫn đến việc ảnh hưởng đến thi đua toàn đơn vị và ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn chung của tồn hệ thống. Nhìn chung Ban lãnh đạo NHCSXH chi nhánh cấp tỉnh đã chú trọng quan tâm tương đối sâu sát đến công tác KSNB tuy nhiên việc điều hành chủ yếu vẫn thông qua các văn bản hướng dẫn và các cuộc kiểm tra trực tiếp xuống các đơn vị cơ sở, chưa thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với cán bộ nhân viên để có thể nắm bắt các rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động.
Tại Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, quyền điều hành được tập trung cho Giám đốc Chi nhánh, do đó việc triển khai hoạt động của đơn vị có tính thống nhất cao. Các Phó giám đốc chi nhánh, mỗi người s ẽ được giao chỉ đạo điều hành từng mặt nghiệp vụ của đơn vị (kế tốn, tín dụng, hành chính tổ chức...) và chịu trách nhiệm quản lý một số đơn vị cấp dưới. Việc phân quyền quản lý cụ thể giúp cho việc điều hành từng mặt nghiệp vụ được chun mơn hóa, xử lý cơng việc sát sao, đảm bảo các mặt hoạt động đều được kiểm soát của Ban lãnh đạo. Không chỉ vậy điều này cũng thuận lợi cho việc chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh đối với từng phần việc, từng đơn vị được quản l .
► Chỉ đạo, kiểm tra giám sát ∙≤----------Quan hệ phối hợp