Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0738 mở rộng dịch vụ trả lương qua thẻ tại NH ngoại thương lào chi nhánh savannakhet luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 44)

- Với các ngân hàng thương mại:

1.3.2. Nhân tố khách quan

1.3.2.1. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm những chính sách, nguyên tắc tác động đến hoạt động của cộng đồng và hệ thống pháp luật của Nhà nước về quản lý nền kinh tế nói chung đặc biệt là quản lý về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nói riêng. Môi trường này tạo cơ sở pháp lý rằng buộc và tác động tới việc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Hiện nay hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ Ngân hàng còn phức tạp nhiều văn bản hướng dẫn khó tra cứu làm hạn chế sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng.

1.3.2.2. Môi trường kinh tế

khả năng chi tiêu và nhu cầu về vốn của đa số khách hàng. Môi trường kinh tế tác động rất mạnh đến nhu cầu và cách thức sử dụng dịch vụ của khách hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định các ngành nghề phát triển, thu nhập của người dân cao hơn, các khoản chi tiêu của các tổ chức và cá nhân được cải thiện tích cực họ sẽ sử dụng nhiều dịch vụ Ngân hàng hơn và ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái, mất ổn định thì ngành Ngân hàng lại được coi là ẩn chứa nhiều sự bất ổn nhất; các sản phẩm dịch vụ trở nên xa lạ đối với tổ chức và cá nhân, những đối tượng này sẽ sử dụng các giao dịch bằng tiền mặt nhiều hơn, cất trữ tiền mặt, ngoại tệ và vàng nhiều hơn.

1.3.2.3. Môi trường xã hội

Môi trường văn hoá - xã hội được hình thành từ những tổ chức và các nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị xã hội như: cách nhận thức, trình độ dân trí, văn hóa, lối sống, thói quen trong việc sử dụng và cất trữ tiền, sự hiểu biết của dân chúng về Ngân hàng. Những điều này có tác động rất lớn tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán nguyên tắc sống và cả trình độ của đối tượng sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Các Ngân hàng không thể bỏ qua những giá trị xã hội này khi nghiên cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Có những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng chỉ hợp với đối tượng khách hàng này mà không phù hợp với đối tượng khách hàng khác.

1.3.2.4. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đặc biệt là khi các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng phát triển thì việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đang là điều sống còn của mỗi NH. Việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các NHTM không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Hơn thế nữa, nhờ vào công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì càng nhiều các dịch vụ ngân hàng hiện đại ra đời và phát triển nhanh chóng.

1.3.2.5. Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính

Mức độ cạnh tranh trong sản phẩm của Ngân hàng thương mại là rất cao, do Ngân hàng thương mại bị chi phối bởi đặc điểm dùng nguyên liệu chính là “tiền”, loại nguyên liệu có tính xã hội hoá và tính nhạy cảm cao. Tính xã hội hoá thể hiện ở chỗ chỉ cần sự thay đổi nhỏ về lãi suất cũng có thể dẫn đến sự dịch chuyển của khách hàng từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác (chính lượng khối lượng tiền gửi lại ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ tại các Ngân hàng thương mại), trong khi một doanh nghiệp khi đưa ra một loại sản phẩm với giá hạ hơn giá bán trước đây của cùng loại sản phẩm với giá bán thấp hơn giá trước đây của cùng loại đã được thị trường chấp nhận thì phải chờ đến thời gian sau khi khách hàng thử nghiệm và chấp nhận. Tính nhạy cảm cao bộc lộ rõ trong trường hợp, ngay khi Ngân hàng thương mại tạo ra được một sản phẩm được xã hội ưa chuộng, thì trong thời gian rất ngắn các Ngân hàng thương mại khác cũng có thể tạo ra sản phẩm đó để cạnh tranh, trong khi doanh nghiệp cần có khoảng thời gian dài hơn để khai thác sản phẩm mới nhằm tạo ra lợi nhuận cạnh tranh.

Như vậy, cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại cũng chính là nhân tố thúc đẩy việc tăng cường và mở rộng các dịch vụ Ngân hàng theo hướng đa dạng và đa năng hơn.

1.3.2.6. Quá trình hội nhập

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khác quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Lào cũng không nằm ngoài quy luật đó, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho nền kinh tế Lào nói chung cũng như hoạt động Ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội và thách thức.

trường (các NHTM Lào có thể mở Chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại nước ngoài), các NHTM Lào có cơ hội học hỏi nâng cao trình độ quản trị và cung cấp dịch vụ, phát triển các loại hình kinh doanh mới mà các Ngân hàng trong nước chưa có hoặc có ít kinh nghiệm như: kiều hối, thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý rủi ro, cơ hội chuyển giao công nghệ Ngân hàng hiện đại, qua đó các Ngân hàng thương mại Lào có thể phát huy lợi thế.

Tuy nhiên, các Ngân hàng thương mại Lào cũng sẽ phải đối mặt với không ít những khó khăn, thác thức: Môi trường cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, các Ngân hàng nước ngoài có lợi thế về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý cao sẽ là thách thức lớn cho các NHTM của Lào trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0738 mở rộng dịch vụ trả lương qua thẻ tại NH ngoại thương lào chi nhánh savannakhet luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w