Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu 0515 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 44 - 48)

Ngoại thương Việt Nam

2.1.3.1 Hoạt động dịch vụ, thanh toán

Năm 2014, thu nhập từ hoạt động sản phẩm dịch vụ đạt 3.166 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 20,5% so với năm trước. Trong đó, tỷ trọng chủ yếu vẫn là dịch vụ thanh toán trong nước chiếm 55%, các dịch vụ khác như ngân quỹ, bảo lãnh, ủy thác đại lý chiếm tỷ trọng thấp.

Hoạt động thanh toán (bao gồm các dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu sản phẩm dịch vụ của Vietcombank. Với tỷ trọng bình quân 45% tổng thu dịch vụ và tăng trưởng đều qua các năm, thu từ hoạt động thanh toán luôn khẳng định vai trò quan trọng trong hoạt động dịch vụ của Vietcombank.

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 48,14 tỷ USD, tăng 15,79% so với năm 2013. Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu đạt 16,32%, tăng 0,7% so với năm 2013. Doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 28,9 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2013, đóng góp đáng kể vào thu nhập của Ngân hàng;

Dịch vụ chuyển tiền kiều hối năm 2014 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013; Các hoạt động thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ của Vietcombank đều tăng trưởng tốt so với năm 2013. Nhiều chỉ tiêu có mức tăng trưởng mạnh và

hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2014; Các dịch vụ SMS Banking, Mobile Banking và Internet Banking tăng trưởng mạnh so với năm 2013 (tương ứng 31%, 70% và 24%), vượt mức kế hoạch năm 2014 (tương ứng 123%, 116% và 113%).

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đẩy mạnh dịch vụ thanh toán biên mậu với Trung Quốc và Lào, phục vụ các dự án ODA và ủy thác đầu tư của Nhà nước.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

• về tăng trưởng tín dụng

Hoạt động tín dụng của Vietcombank trong năm 2014 được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời vừa thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách ti ền tệ, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn của hệ thống.

Tổng dư nợ tín dụng 2014 đối với cho vay khách hàng đạt 323,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với 31/12/2013, vượt mức tăng trưởng kế hoạch (13%). Cơ cấu cho vay chuyển dịch theo đúng định hướng của Vietcombank, tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghi ệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân tăng mạnh so với năm 2013.. Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ; kiểm soát chặt chẽ việc cho vay bất động sản và chứng khoán; thường xuyên đánh giá chất lượng tín dụng hệ thống theo tổng công ty, ngành nghề, cơ cấu tín dụng. Bên cạnh đó, Vietcombank còn tập trung triển khai các gói cho vay ưu đãi lãi suất đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, cho vay nhà ở xã hội theo định hướng của Chính phủ và NHNN với tổng dư nợ cho vay các lĩnh vực ưu tiên chiếm trên 40% tổng dư nợ.

Hoạt động vốn tín dụng quốc tế tiếp tục được chú trọng phát triển, công tác marketing được tăng cường, tạo tiền đề đẩy mạnh quy mô, doanh số và nâng cao hiệu quả hoạt động, đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của Vietcombank. Trong năm 2014, tổng giá trị các dự án vốn tín dụng quốc tế

mà Vietcombank được giao làm ngân hàng phục vụ đạt 1,55 tỷ USD. • về chất lượng tín dụng

Công tác kiểm soát chất lượng tín dụng thường xuyên được chú trọng. Đặc biệt công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng ngoại bảng của Vietcombank có bước đột phá và đạt được kết quả ấn tượng. Năm 2014, thu hồi nợ ngoại bảng ghi vào thu nhập là 1.776,5 tỷ đồng, bằng 147% so với kế hoạch năm 2014; trong đó thu nợ để xử lý rủi ro đạt 1.420 tỷ đồng, thu nợ để bán cho VAMC đạt 356,5 tỷ đồng. Nhờ kiểm soát được chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã giảm mạnh, tại thời điểm 31/12/2014 tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank ở mức 2,31%, đáp ứng chỉ tiêu ĐHĐCĐ giao (dưới 3%) và thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành.

2.1.3.3 Hoạt động đầu tư

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam và với quy định mới về giới hạn đầu tư của NHNN, hoạt động đầu tư của Vietcombank chủ yếu tập trung vào công tác cơ cấu lại, nâng cao chất lượng danh mục đầu tư và hiệu quả công tác quản lý đơn vị đầu tư, kết hợp với tăng cường năng lực tài chính cho các đơn vị liên doanh đồng thời triển khai đầu tư các dự án trọng điểm theo chỉ đạo của Chính phủ.

Nhìn chung Vietcombank đã chủ động quản lý hiệu quả danh mục đầu tư; chú trọng đầu tư vào các ngành phát triển nhanh, ổn định; có sự phối hợp tốt hoạt động đầu tư và hoạt động tín dụng bán buôn; xúc tiến chuẩn bị các điều kiện để thay đổi cơ cấu sở hữu đối với một số công ty con, bao gồm cả việc mời gọi đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào công ty con; bên cạnh đó Vietcombank cũng tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng phương án M&A theo chủ trương đã được ĐHĐCĐ phê duyệt, tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD nhằm tăng quy mô và hiệu quả hoạt động của Vietcombank để thực hiện định hướng đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 0515 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w