Thực trạng khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0515 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 55 - 70)

hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.2.4.1 Năng lực tài chính

a. Quy mô nguồn vốn chủ sở hữu

Năm 2014, Vietcombank có vốn điều lệ là 26.650 tỷ đồng, VCSH đạt 43.351 tỷ đồng, đảm bảo cho hoạt động của toàn bộ ngân hàng nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng diễn ra một cách ổn định. Với nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm đã tạo điều kiện cho Vietcombank đầu tư mua

sắm tài sản phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Theo bảng số liệu 2.5 dưới đây, ta thấy rằng Vietcombank là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất và có tiềm năng về tài chính mạnh nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Bảng 2.5: Quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của một số NHTM năm 2014

Huy động vốn ngoại tệ 24,691 94,645 36,260 38,632 Tổng nguồn vốn huy động 568,691 422,204 501,909 424,182

Tỷ trọng (%) 43% 22.4% 7.2% 9.1%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM)

Như vậy, Vietcombank đã có lợi thế rõ rệt về năng lực tài chính để tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động TTQT nói riêng và sẽ ngày càng được nâng cao hơn nữa.

Vietcombank là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất và có tiềm năng về tài chính mạnh trong TOP 3 ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, có sự ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính trong nước và thị trường tài chính trong khu vực cũng như trên quốc tế.

Với nguồn lực tài chính tốt đã tạo điều kiện cho Vietcombank đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ, các dự án hiện đại hóa công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng.

b. Nguồn vốn ngoại tệ

Năm 2014 và năm 2015 nền kinh tế thế giới có duy trì được sự ổn định nhưng không bền vững do việc vỡ nợ ở một số quốc gia Châu Âu như Hy Lạp, hay tình hình chiến tranh ở các nước Trung Đông, tình hình cấm vận ở Nga, giá dầu mỏ lên xuống không ổn định, đồng Nhân dân tệ bị phá giá,... đã khiến hàng loạt các ngân hàng lớn trên thế giới đều thận trọng trong việc cấp hạn mức tín

dụng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các ngân hàng này giảm hoặc cắt hạn mức tín dụng cho các quốc gia đang phát triển.

Tại Việt Nam, việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng tiếp tục được thực hiện quyết liệt và hoạt động tài chính của nhiều ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn. Vì vậy, để tháo gỡ những bất ổn trong thị trường ngoại hối, NHNN đã thực hiện hàng loạt chính sách nhằm chống đô la hóa và cam kết ổn định tỷ giá nên trong những tháng cuối năm, tỷ giá dần ổn định, tuy vậy vẫn còn hiện tượng hai tỷ giá gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng.

Trong bối cảnh trên, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank cũng gặp nhiều khó khăn tuy nhiên ngân hàng vẫn duy trì được sự ổn định và đạt được những kết quả nhất định. Điểm nhấn thành công của Vietcombank là hoạt động thu hút được các dự án ngân hàng phục vụ. Năm 2014, Vietcombank được giao phục vụ hơn 10 dự án với tổng giá trị 1,55 tỷ USD ; trong đó, WB và ADB là hai nhà tài trợ lớn nhất cả về số lượng dự án và số tiền. Trước tình hình ngoại tệ khan hiếm, nguồn ngoại tệ thu hút được từ các dự án ngân hàng phục vụ hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Năm 2014, huy động vốn ngoại tệ của Vietcombank đạt 94,645 tỷ đồng, về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán quốc tế của ngân hàng với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu là 48.14 triệu USD.

Bảng 2.6: Quy mô huy động vốn ngoại tệ của một số NHTM đối với khách

hàng năm 2014

Ngoài ra, qua bảng số liệu 2.6 cho thấy quy mô huy động vốn ngoại tệ cũng nhu tỷ trọng vốn ngoại tệ trong tổng huy động vốn của Vietcombank là tốt nhất trong số bốn (4) ngân hàng thuơng mại quốc doanh. Điều này cũng là điểm tích cực có đóng góp không nhỏ đến sức cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietcombank so với các ngân hàng thuơng mại khác.

2.2.4.2 Năng lực hoạt động dịch vụ Thanh toán quốc tế

a. Thị phần Thanh toán quốc tế

Biểu đồ 2.3: Thị phần TTQT tại Việt Nam năm 2012 - 2014

■NHNNg

■NHTMVN

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các NHTM)

Dựa vào biểu đồ 2.3 phía trên, thị phần hoạt động trong nghiệp vụ TTQT của NHTMVN so với NHNNg vẫn chiếm một tỷ lệ lớn.

Thị phần TTQT của NHNNg có xu huớng tăng lên qua các năm, điều này có thể đuợc lý giải là do Việt Nam đã dỡ bỏ các cam kết về dịch vụ ngân hàng trong Hiệp định thuơng mại Việt - Mỹ và trong đàm phán WTO nên hàng loạt các NHNNg đã tham gia vào thị truờng Việt Nam, đuợc mở rộng hoạt động của mình trong lĩnh vực TTQT khiến cho “chiếc bánh TTQT” có sự thay đổi. Cho đến nay, cạnh tranh trong lĩnh vực TTQT đã và sẽ càng trở nên gay gắt hơn, đòi hỏi các ngân hàng trong nuớc phải có năng lực và chiến luợc cạnh tranh hiệu

quả. Vietcombank là một trong bốn NHTM lớn hàng đầu tại Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực tài trợ ngoại thuơng, vì vậy hoạt động TTQT của Vietcombank cần có sự thay đổi hơn nữa nhằm cải thiện thị phần TTQT của NHTM Việt Nam so với NHNNg trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Ngoài tình hình cạnh tranh giữa NHTM trong nuớc và Ngân hàng/Chi nhánh NHNNg, việc so sánh tuơng quan thị phần TTQT giữa các NHTM trong nuớc cũng có thể cho thấy tiềm năng chiếm lĩnh thị truờng cũng nhu khả năng cạnh tranh TTQT của Vietcombank trong giai đoạn hiện nay.

Cụ thể, qua biểu đồ 2.4 duới đây có thể thấy rằng, các ngân hàng thuơng mại lớn bao gồm Vietcombank, BIDV, Agribank và Vietinbank, là bốn ngân hàng có thị phần TTQT cao nhất thị truờng. Những ngân hàng này triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế đầu tiên ở nuớc ta, họ có uu thế về kinh nghiệm lâu năm, nhận đuợc nhiều hỗ trợ của Nhà nuớc và chiếm lĩnh thị truờng thanh toán quốc tế ngay từ buổi ban đầu. Trong đó, Vietcombank luôn là ngân hàng có thị phần TTQT lớn nhất; tuy nhiên 02 ngân hàng Vietinbank và BIDV là 02 đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang sát ngay liền kề và có thể vuợt qua Vietcombank bất kỳ thời điểm nào, còn Agribank tỏ ra kém phát triển dịch vụ này khi chỉ đứng thứ tu trong số bốn ngân hàng thuơng mại lớn nhất Việt Nam.

Biểu đồ 2.4: Thị phần TTQT của một số NHTM 2013 - 2014

Chỉ tiêu Vietcombank BIDV Vietinbank Agribank

Tỷ lệ L/C có sai sót 19% 3,4% 4% 5%

Qua biểu đồ thị phần TTQT cho thấy mặc dù Vietcombank có tỷ trọng, thị phần cao nhất trong hệ thống ngân hàng (17.1% năm 2013 và 16.3% năm 2014), tuy nhiên khả năng chiếm lĩnh thị truờng cũng nhu tốc độ tăng trưởng thị phần thanh toán quốc tế của Vietcombank đang có sự sụt giảm và cần phải có biện pháp củng cố, cải thiện nhằm nâng cao, gia tăng khả năng cạnh tranh dịch vụ TTQT tại Vietcombank.

b. Chất lượng các sản phẩm dịch vụ TTQT

Một trong số những yếu tố cần thiết để xem xét khả năng cạnh tranh TTQT của một NHTM là chất lượng của sản phẩm dịch vụ TTQT. Muốn lôi kéo được khách hàng sử dụng dịch vụ thì ngân hàng cần phải cung cấp những phương thức TTQT tốt nhất giúp khách hàng thỏa mãn tối ưu về nhu cầu giao dịch. Thực trạng về chất lượng dịch vụ TTQT của Vietcombank được đánh giá qua những khía cạnh sau:

* Thời gian giao dịch

Để đảm bảo chất lượng của dịch vụ TTQT tốt và có thể cạnh tranh với các đối thủ thì thời gian giao dịch của các dịch vụ cung cấp phải hợp lý, đảm bảo hạn chế được rủi ro tối đa cho khách hàng khi phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương đã soạn thảo.

Thời gian để mở một L/C cho khách hàng tuy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hạn mức của dự án, mạng lưới ngân hàng đại lý của ngân hàng... nhưng nhìn chung một giao dịch mở L/C thường mất khoảng từ 5h làm việc kể từ khi khách hàng gửi đơn đề nghị mở L/C (sau khi khách hàng đã được ngân hàng tư vấn đầy đủ, hoàn tất hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng và không tính thời gian qua thẩm định tín dụng trong trường hợp khách hàng vay vốn) đến khi điện MT700 được chuyển qua hệ thống điện Swift để gửi tới ngân hàng của người thụ hưởng.

Bảng 2.7: Thời gian trung bình thực hiện mở L/C của một số ngân hàng

Đơn vị: giờ

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của các NHTM, (*) trước khi triển khai hệ thống công nghệ thông tin mới TFplus, thời gian giao dịch của BIDV là khoảng 6.5h∕giao dịch)

Qua bảng số liệu 2.7, ta nhận thấy thời gian thực hiện giao dịch mở L/C của ngân hàng Vietcombank tuơng đuơng với thời gian trung bình để mở một L/C của một số ngân hàng thuơng mại quốc doanh lớn. Từ đó cho thấy Vietcombank chua có sự vuợt trội nào về thời gian thực hiện so với các ngân hàng đối thủ trên thị truờng.

* Mức độ chính xác của các giao dịch TTQT

Sự chính xác trong các giao dịch TTQT cũng là một nhân tố quan trọng, nó có liên quan mật thiết với thời gian để thực hiện một giao dịch TTQT. Đặc biệt trong dịch vụ truyền thống của TTQT là tín dụng chứng từ thì yếu tố chính xác sẽ giúp cho ngân hàng giảm đuợc thời gian phải sửa lại L/C hoặc phải sửa lại bộ chứng từ truớc khi gửi đi đòi tiền ngân hàng nuớc ngoài

Trong những năm qua, Vietcombank đã nỗ lực phát triển các sản phẩm dịch vụ TTQT truyền thống với mục tiêu là làm giảm số luợng sai sót của các chứng từ một cách tối đa. Tỷ lệ các L/C phát hành có sai sót xuất phát từ thao tác tác nghiệp của thanh toán viên trong vòng 4 năm từ 2011-2014 luôn đuợc giữ cho giao động ở mức 1% - 3%, tỷ lệ này là tuơng đối tốt so với các ngân hàng khác nhu BIDV, Vietinbank hay Agribank.

Bảng 2.8: Tỷ lệ L/C sai sót của một số NHTM năm 2014

Qua bảng số liệu 2.8, ta có thể nhận thấy Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ L/C sai sót chỉ ở mức 1,9%; sự chênh lệch về tỷ lệ sai sót các L/C này giữa bốn ngân hàng lớn là không nhiều tuy nhiên chứng tỏ Vietcombank là ngân hàng chuyên nghiệp, có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, cần phải tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất luợng nghiệp vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời gian tới.

c. Mức độ đa dạng của sản phẩm TTQT

Muốn lôi kéo đuợc khách hàng sử dụng dịch vụ thì ngân hàng không những phải phát triển chất luợng của sản phẩm mà còn phải tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng khác thể hiện ở mức độ đa dạng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung cũng nhu sản phẩm dịch vụ TTQT nói riêng.

Trong những năm gần đây, ngoài các sản phẩm truyền thống đặc thù (tín dụng thu, nhờ thu, chuyển tiền) trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà tất cả các ngân hàng thuơng mại hoạt động tại Việt Nam đều có, Vietcombank cũng đã đi đầu, triển khai mới một số sản phẩm phái sinh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế trên thế giới nói chung nhu sản phẩm L/C UPAS, L/C chuyển nhuợng, L/C điều khoản đỏ, Bao thanh toán chuyên biệt,... Bên cạnh đó, Vietcombank cũng thuờng xuyên nghiên cứu, đua ra những chính sách riêng cho từng sản phẩm cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hỗ trợ tối đa cho khách hàng nhu đua ra chính sách về mức chiết khấu đến 100% trị giá bộ chứng từ, tăng thời gian phục vụ khách hàng từ 8h/ngày lên 10hngày,..

Riêng đối với nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng thu, bên cạnh việc cung cấp sản phẩm truyền thống nhu Phát hành L/C, Thông báo/thanh toán L/C, Vietcombank đã triển khai rất thành công sản phẩm L/C UPAS (Tín dụng thu thời hạn trả chậm, thanh toán ngay), cùng với chính sách uu đãi cho chiết khấu đến 100% giá trị Bộ chứng từ hàng xuất đã thu hút và góp phần tích cực trong việc tăng số luợng khách hàng, tăng doanh số gia dịch và thu dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank.

TT

Dịch vụ Mức phí

Vietcombank Vietinbank Standard

Chartered 1 L/C nhập khẩu 1.1 Phát hành L/C - L/C ký quỹ 100% áp dụng phí 0.05%/ giá trị L/C. tối thiểu 50USD, tối đa 500USD. - L/C ký quỹ dưới 100% hoặc đảm bảo bằng hình thức khác: + 0.05%/giá trị LC đuợc ký quỹ;

+0.05%/tháng/giá trị L/C không ký quỹ. Tối thiểu 50

+ Phần giá trị L/C đuợc ký quỹ hoặc bảo đảm bằng GTCG/thẻ TK của Vietinbank áp dụng phí 0.05%/giá trị. Tối thiểu: 50 USD + Phần giá trị L/C chua ký quỹ: 0.15%/giá trị không Thực hiện theo từng giao dịch; Tối thiểu: 50USD, nếu điện phí L/C dài: thêm 25 USD

Biểu đồ 2.5: Doanh số TTQT bằng L/C tại một số NHTM VN 2014

Đơn vị: Triệu USD

■ L/C xuất ■ L/C nhập

9,262

9,150 8.745

BIDV VCB Agribank Vietinbank

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của một số NHTM VN)

Năm 2014, Vietcombank đã thực hiện mở và thông báo 16.489 món giao dịch thư tín dụng xuất, nhập khẩu với tổng giá trị là 13.024 triệu USD.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, các ngân hàng thương mại cũng rất nhanh nhạy nắm bắt từng sự thay đổi của đối thủ để kịp thời đưa ra các sản phẩm tương tự nhằm đảm bảo sức cạnh tranh.

Theo biểu đồ doanh số TTQT bằng L/C của các NHTM, Vietcombank luôn là ngân hàng đứng đầu về hoạt động TTQT nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng tuy nhiên mức độ thực hiện giữa Vietcombank, BIDV và Vietinbank là khá sát sao, chứng tỏ sự cạnh tranh về dịch vụ TTQT tại các ngân hàng là khá cao, vì vậy Vietcombank cần phải chú trọng và cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao khả năng dịch vụ thanh toán quốc tế của mình.

Bên cạnh phương thức thanh toán quốc tế bằng L/C, Vietcombank cũng tích cực phát triển dịch vụ thanh toán chuyển tiền đang được khách hàng ưa chuộng sử dụng trong những năm gần đây. Số lượng giao dịch cũng như giá trị hàng hóa được thanh toán qua phương thức chuyển tiền liên tục tăng qua các năm, đây là một dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh phát triển

toàn diện các dịch vụ thanh toán quốc tế để tối đa hóa lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập cho ngân hàng.

Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, ngoài sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung, nhiều ngân hàng nuớc ngoài đã triển khai các dịch vụ hỗ trợ

chuyên biệt khác nhu dịch vụ TTQT trực tuyến bằng HSBCnet-IPS, dịch vụ giao dịch trực tuyến cho các doanh nghiệp cùng phối hợp để tạo và kiểm tra chứng từ điện tử,... đây là yếu tố cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ TTQT mà các ngân hàng thuơng mại trong nuớc và Vietcombank chua có, cần phải nghiên cứu, học tập áp dụng trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới nhu hiện nay.

d. Giá cả của sản phẩm dịch vụ TTQT

Giống nhu các loại hàng hóa thông thuờng khác, dịch vụ TTQT đuợc đua ra với mức chi phí hợp lý sẽ tạo khả năng cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ đó trên thị truờng.

Những năm qua, phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietcombank vẫn còn ở mức cao so với các ngân hàng, tuy nhiên đến nay ngân hàng đã kịp thời điều

Một phần của tài liệu 0515 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w