Vietcombank có lợi thế là một ngân hàng lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp, năng lực tài chính mạnh, hệ thống nhân viên đông đảo với trình độ cán bộ tốt, hệ thống kỹ thuật tiên tiến. Bên cạnh đó, đối với hoạt động TTQT, Vietcombank cũng có những năng lực nhất định để phát triển khả năng cạnh tranh như hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới, uy tín của ngân hàng trên thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung tốt, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật tốt và là ngân hàng có khả năng thu hút nguồn ngoại tệ từ các dự án quốc gia lớn nhất trong hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy hoạt động TTQT của Vietcombank trong những năm gần đây chua có sự nổi trội hơn so với các NHTM khác, xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân sau đây:
2.3.3.1 Các nguyên nhân chủ quan từ phía Vietcombank
a. Công tác phát triển sản phẩm, chính sách khách hàng, chính sách giá, của Vietcombank trong dịch vụ TTQT chưa thực sự tốt
Các sản phẩm dịch vụ TTQT của Vietcombank có chất luợng tuơng đối tốt, tuy nhiên công tác phát triển các sản phẩm này lại chua đuợc chú trọng. Hiện nay, ngân hàng vẫn chua đua ra đuợc những phuơng pháp mang tính chiến luợc nhằm thay đổi hoàn toàn thời gian phục vụ cũng nhu chất luợng của các giao dịch TTQT của khách hàng tại ngân hàng nhu các phuơng pháp để làm giảm thời gian giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng thông qua việc đào tạo khách hàng để chính khách hàng tự nâng cao sự chính xác, chuẩn mực trong quá trình tự làm chứng từ của mình.
Bên cạnh đó, những năm qua, các sản phẩm dịch vụ về TTQT của Vietcombank ít có sự thay đổi, doanh số hoạt động TTQT chủ yếu vẫn nằm ở những sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm mới hiện đại đi kèm dịch vụ TTQT mà các ngân hàng quốc tế tại Việt Nam đang sử dụng vẫn chỉ nằm trong giai đoạn triển khai thí điểm hoặc triển khai nhung chua có sự truyền thông, lan tỏa để cả hệ thống cùng áp dụng nhu việc mở UPAS L/C. Điều này làm cho các sản phẩm của Vietcombank trong lĩnh vực TTQT còn thiếu phong phú và đa dạng.
Mặt khác, chính sách về phí (giá) cho các sản phẩm chua có tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng khác đặc biệt là khối các ngân hàng thuơng mại cổ phần. Hiện nay, biểu phí dịch vụ TTQT của Vietcombank vẫn còn ở mức cao trên thị trường; tuy nhiên, ngân hàng chua có những chính sách cụ thể để thay đổi biểu phí dịch vụ TTQT. Bên cạnh đó, ngoài kế hoạch thay đổi biểu phí để nâng cao khả năng cạnh tranh hơn, việc phát triển công tác marketing sản phẩm của Vietcombank vẫn chua phát huy đuợc hiệu quả.
b. Quy trình thủ tục còn có sự chưa nhất quán
Do đang trong quá trình tập trung hóa mô hình hoạt động TTQT, vì vậy chua có sự phân tách rõ ràng giữa quy trình giao dịch phân tán hay tập trung tại một số chi nhánh khiến cho các nghiệp vụ của Vietcombank trong TTQT còn có sự chồng chéo, nhiều thủ tục khiến cho thời gian thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng bị kéo dài.
Hiện nay, tại các chi nhánh của Vietcombank, quy trình và thủ tục làm việc với khách hàng để cung cấp các dịch vụ TTQT còn chua có tính nhất quán. Đối với một số chi nhánh nghiệp vụ TTQT đuợc trực tiếp xử lý; một số chi nhánh nhỏ ít nghiệp vụ TTQT thì công tác thực hiện còn phụ thuộc và Hội sở chính. Hơn nữa, việc triển khai công tác cải cách mô hình thực hiện theo huớng tập trung trong năm 2012-2014 tạo ra những bất lợi cho Vietcombank trong dịch vụ TTQT khi gây áp lực lớn cho Hội sở chính phải xử lý cùng một lúc nhiều dịch vụ TTQT trong khi nhân sự, vật chất chua đáp ứng kịp thời.
c. Hệ thống công nghệ chưa hoàn thiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu tập trung hóa nghiệp vụ Tài trợ thương mại
Nghiệp vụ TTQT có mức độ phức tạp và độ rủi ro cao, giá trị lớn. Để hạn chế những rủi ro trên, điều quan trọng là ứng dụng khoa học cộng nghệ tiên tiến trên thế giới vào nghiệp vụ TTQT.
Vietcombank hiện đang áp dụng hệ thống Core Banking Silver Lake SIBS Axis, là một trong số các phần mềm đuợc đánh giá cao. Core Banking System là hệ thống đa chức năng bao gồm nhiều phân hệ, kết hợp đuợc cùng với nhiều phần mềm, chuơng trình nâng cấp đã giúp hỗ trợ trong việc quản lý tập trung của Hội sở chính đối với các chi nhánh, nâng cao khả năng xử lý giao dịch phục vụ khách hàng; tăng cuờng tính tự động hoá, hỗ trợ hoạt động kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ mới.
Chủ truơng tập trung hóa nghiệp vụ TTQT của Vietcombank đuợc triển khai từ đầu năm 2014 với mục tiêu xử lý các giao dịch Tài trợ thuơng mại tập
trung tại Trung tâm tác nghiệp Tài trợ thuơng mại. Để thực hiện việc tập trung hiệu quả, cần thiết phải có hệ thống công nghệ hỗ trợ tối đa trong quá trình xử lý nghiệp vụ giữa chi nhánh và trung tâm. Hiện nay, Vietcombank đang tích cực triển khai đề án xây dựng hệ thống Trade Finance mới hỗ trợ cho các việc tác nghiệp tài trợ thuơng mại, giúp giảm tải các buớc tác nghiệp ruờm rà cho chuyên viên TTTM, từ đó rút ngắn thời gian xử lý giao dịch cho khách hàng. Tuy nhiên, việc hoàn thiện hệ thống công nghệ cho hoạt động TTQT còn đang trong giai đoạn triển khai và hoàn thiện, do đó ảnh huởng tới tốc độ xử lý các giao dịch TTQT và TTTM của Vietcombank.
2.3.3.2 Các nguyên nhân khách quan
a. Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế
Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã đuợc khẩn truơng xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới và buớc đầu đã đạt đuợc một số kết quả nhưng hiện vẫn còn những bất cập, thiếu đồng bộ, chưa thật sự quan tâm đến quy luật của thị trường và chuẩn mực quốc tế. Đây là thách thức không chỉ về việc khó thực hiện toàn diện các cam kết khi gia nhập WTO mà còn là việc kéo dài môi trường pháp lý không ổn định, khó khăn đối với các NHTM Việt Nam. Nhiều rào cản pháp lý vẫn còn mà bản thân các NHTM không thể tự tháo gỡ và về một khía cạnh nào đó thì chính bản thân các NHTM đã tự gây trở ngại trên bước đường phát triển của mình. Việc xây dựng hệ thống pháp luật cho phù hợp với môi trường pháp lý WTO không phải chỉ đơn thuần vì Việt Nam gia nhập WTO mà thực chất là vì sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung, của các NHTM Việt Nam nói riêng.
Đối với NHNN - Cơ quan quản lý tiền tệ và hệ thống ngân hàng thì việc xây dựng hệ thống pháp luật ngân hàng còn thiếu, chưa đồng bộ và khá nhiều vấn đề chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống chính sách và pháp luật ngân hàng hiện nay còn có một số hạn chế đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD, giữa các nhóm ngân hàng và giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Điều đó tạo ra
thách thức phải sửa đổi, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Cùng với việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới, trong khi đó, năng lực điều hành chính sách tiền tệ, cũng như năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN còn hạn chế; bên cạnh đó là cơ chế quản lý vĩ mô còn chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện gây khó khăn cho ngân hàng khi tiến hành hoạt động thanh toán như cơ chế lãi suất, tỷ giá,...
b. Khả năng của đối thủ cạnh tranh
Nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng . Sự xuất hiện ngày một nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam đòi hỏi ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phải tự đổi mới, phải mạnh dạn sáng tạo trong hoạt động kinh doanh thì mới có thể thu hút được khách hàng để đạt được hiệu quả.
c. về phía khách hàng trong nước
* Kiến thức về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu chưa được phổ cập rộng rãi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trình độ cán bộ làm công tác XNK tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chưa đồng đều, nhiều khách hàng chưa thông thạo về kỹ thuật buôn bán ngoại thương, chưa nắm vững các nguồn luật/các thông lệ quốc tế trong giao dịch ngoại thương như chọn nhầm đối tác; còn nhiều sơ hở khi ký kết hợp đồng; khi thương lượng ký kết hợp đồng thương mại thường dễ dàng chấp nhận các điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán bất lợi cho mình; chấp nhận các bất lợi trong nội dung L/C dẫn đến rủi ro trong thanh toán; dễ dãi, cả tin và chạy theo lợi nhuận; việc lập chứng từ hàng xuất còn nhiều sai sót dẫn đến việc ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán.
* Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về hoạt động TTQT còn nhiều hạn chế
dịch quốc tế, nhiều doanh nghiệp còn xem nhẹ những rủi ro có thể phát sinh từ hoạt động này, vì vậy cũng làm cho rủi ro từ hoạt động này tăng lên. Nhiều thuơng vụ làm ăn với các đối tác nuớc ngoài không có sự phân tích, thẩm định kỹ cho nên không mang lại hiệu quả kinh tế và doanh nghiệp phải gánh chịu rủi ro. Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, một số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích số liệu và luận giải những vấn đề thực tế về khả năng cạnh tranh TTQT tại Vietcombank, chuơng 2 đã trình bày:
* Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam với cơ cấu tổ chức và những hoạt động chính.
* Đánh giá khả năng cạnh tranh của Vietcombank để từ đó xác định đuợc điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động, dịch vụ TTQT của Vietcombank và đua ra các nguyên nhân.
* Thông qua các chỉ tiêu đánh giá, với hệ thống số liệu so sánh giữa một số NHTM để thấy đuợc thực trạng khả năng cạnh tranh TTQT của Vietcombank nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh TTQT ở chuơng 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM