KHẢ NĂNG CẠNH TRANH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

Một phần của tài liệu 0515 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 48)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.2.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.2.1.1 Luật và công ước quốc tế

- Công ước liên hợp quốc tế về Hợp đồng mua bán quốc tế (United nations convention on contracts for the international sale of goods - Vien convention 1980).

- Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform law for Bill of Exchange - ULB 1930).

- Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and international Promissory Note - UN convention 1980).

- Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế (Geneve convention for Check 1931). - Các nguồn luật và Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm.

- Các hiệp định song phương và đa phương.

2.2.1.2 Các nguồn luật quốc gia

- Bộ luật dân sự: Bộ luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.

- Luật thương mại năm 2005: Bộ luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.

- Luật các công cụ chuyển nhượng: luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.

- Một số văn bản pháp luật khác như các văn bản về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế như Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 về thi hành pháp lệnh quản lý ngoại hối sửa đổi năm 2013; Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014

của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối; Nghị định 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 về quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài,...

2.2.1.3 Các thông lệ và tập quán quốc tế

- Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ bản sửa đổi số 600 năm 2007 (UCP 600, REV 2007, Pub 600, ICC)

- Quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại, số 522 của phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1995, có hiệu lực từ ngày 1/1/1996 (URC 522, Rev 1995, Pub 522, ICC)

- Điều kiện thương mại quốc tế 2010 (Incoterm 2010).

- Quy tắc hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ, bản sửa đổi số 725 năm 2008 (URR 725, Rev 2008, Pub 725, ICC).

- Tập quán ngân hàng quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán TDCT (ISPB 745).

2.2.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàngthương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Phát triển kinh tế đối ngoại là một trong những chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nắm vững các yêu cầu đó, Vietcombank đã mở rộng và áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại để đáp ứng nhu cầu của thị trường và đưa Vietcombank trở thành ngân hàng vững mạnh và phát triển.

Trải qua nhiều năm hoạt động, nhờ có sự cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo Vietcombank, các cán bộ phòng TTQT và sự hỗ trợ của NHNN, hoạt động TTQT của Vietcombank đã đạt được nhiều bước tiến lớn và được tổ chức quốc tế công nhận với giải thưởng là Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam trong 07 năm liên tiếp từ 2008 - 2014.

Qua biểu đồ 2.2 dưới đây ta thấy rằng, doanh số TTQT của Vietcombank năm 2011, 2012 đều là xấp xỉ 38,8 tỷ USD. Nguyên nhân chính là do hậu quả

Chỉ tiêu 2011Năm 2012Năm Năm 2013 2014Năm L/C nhập khẩu 3,85 1 3,72 0 8,980 9,26 2 L/C xuất khẩu 8,84 0 0 8,92 3,217 2 3,76 Tổng giá trị thực hiện L/C 12,69 1 12,640 12,197 13,024

của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho kim ngạch XNK của Việt Nam tăng nhẹ so với năm 2011.

Năm 2013, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của cả nuớc tăng 15,4% so với năm 2012, tuy nhiên một phần do sự cạnh tranh giữa các TCTD tăng cao, một phần do biến động chênh lệch tỷ giá đã gây áp lực cho Vietcombank trong việc thu hút ngoại tệ để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế khiến doanh số TTQT năm 2013 của Vietcombank chỉ đạt là 41,6 tỷ USD, tăng truởng 7,2% so với năm 2012. Sang đến năm 2014, với một số cải cách buớc đầu về mô hình kinh doanh bằng việc thành lập Trung tâm tác nghiệp tài trợ thuơng mại tại Trụ sở chính (giai đoạn 1 thực hiện nửa tập trung, nửa phân tán), doanh số TTQT của Vietcombank đã tăng lên rõ rệt đạt 48,14 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2013.

Biểu đồ 2.2: Doanh số TTQT của Vietcombank 2011 - 2014

Đơn vị: Tỷ USD

Doanh số TTQT (tỷ USD)

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ 2011 - 2014 của Vietcombank)

Nhu vậy, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thuơng mại, và nền kinh tế có buớc dịch chuyển chậm từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới, với việc kịp thời chuyển đổi mô hình kinh doanh, quyết liệt trong công tác

quản trị, điều hành đã giúp Vietcombank có sự tăng truởng, phát triển về quy mô doanh số và cải thiện thị phần thanh toán quốc tế.

2.2.2.1 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)

Tín dụng chứng từ là phuơng thức chiếm tỷ trọng khá lớn và quan trọng đối với các NHTM. Đây cũng là nguồn thu chính từ dịch vụ TTQT của các NHTM.

Trong điều kiện Việt Nam là một nuớc đang trên đà công nghiệp hóa, hoàn thiện cơ sở hạ tầng vì vậy nhập siêu là điều tất yếu do đó việc thực hiện thanh toán nhập khẩu thông qua phuơng thức thanh toán L/C là phuơng thức phát triển mạnh của các ngân hàng. Là một trong số các ngân hàng lớn ở Việt Nam, có uy tín và chuyên phục vụ hoạt động kinh tế đối ngoại Vietcombank luôn thu hút đuợc một số luợng lớn khách hàng thanh toán XNK qua ngân hàng mình và chiếm phần lớn trong các giao dịch của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.1: Doanh số thanh toán L/C xuất, nhập tại Vietcombank

Nhờ thu xuất khâu 1,560 1,815 613 789

Tông giá trị thanh toán nhờ thu 2,036 2,328 Ĩ6ĨĨ 1,909

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT từ năm 2011 - 2014 của Vietcombank)

Theo bảng 2.1, trong 02 năm 2011 và 2012 doanh số thanh toán qua hình thức L/C đối với xuất khẩu luôn cao hơn doanh số nhập khẩu, tuy nhiên năm 2013 và 2014 lại chuyển dịch tăng doanh số thực hiện L/C nhập khẩu và giảm doanh số L/C xuất khẩu. Điều này có thể đuợc lý giải là do khủng hoảng kinh tế năm 2009 đã ảnh huởng trực tiếp đến thị truờng trong nuớc, dẫn đến việc ngân hàng thận trọng trong quá trình cho vay, thu hẹp quan hệ tín dụng; ngân hàng đã hạn chế cho vay các doanh nghiệp mới và tập trung vào thực hiện L/C nhập khẩu đối với thanh toán L/C bằng vốn tự có, mở L/C ký quỹ 100% nhằm hạn chế rủi ro. Từ năm 2013, 2014 tình hình kinh tế vĩ mô có sự ổn định trở lại, tín dụng đuợc nới lỏng đã làm doanh số thực hiện L/C nhập khẩu có sự tăng trưởng nhanh; ngoài ra, việc thực hiện các giao dịch L/C nhập khẩu về cơ bản đạt hiệu quả cao hơn so với hiệu quả từ việc thực hiện L/C xuất khẩu cũng là nguyên nhân mà các ngân hàng có sự dịch chuyển về cơ cấu giao dịch L/C xuất khẩu sang nhập khẩu như ngân hàng có thể thực hiện thu phí thông báo/phí kiểm chứng từ (nhiều lần) đối với L/C nhập khẩu, chênh lệch từ bán ngoại tệ, thu lãi từ hoạt động tài trợ thương mại, thời gian thực hiện 01 giao dịch L/C nhập khẩu nhanh hơn thời gian thực hiện 01 giao dịch L/C xuất khẩu.

Điều này phần nào cho thấy mục tiệu hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank là đảm bảo hiệu quả và chất lượng dịch vụ.

2.2.2.2 Nghiệp vụ thanh toán theo phương thức Nhờ thu

Phương thức thanh toán nhờ thu là việc người bán xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua nhập khẩu sẽ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền từ người nhập khẩu ở nước ngoài, trên cơ sở ký phát hối phiếu đòi tiền người mua.

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán Nhờ thu xuất khẩu, nhập khẩu tại Vietcombank

Chuyên tiên xuất khâu 6,66

9 6,592 2 20,42 4 23,54

Tông giá trị chuyên tiên XNK 24,20

8 23,840 7 27,77 7 33,21

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT từ năm 2011 - 2014 của Vietcombank)

Tại Vietcombank, giao dịch nhờ thu ít được thực hiện, vì về cơ bản các khách hàng nếu quan hệ giao dịch TTQT tại Vietcombank đều là khách hàng đã có lịch sử giao dịch lâu năm, có sự hiểu biết khá nhau, do đó để hạn chế các khoản chi phí, khách hàng thường sử dụng phương thức chuyển tiền phổ biến hơn là sử dụng phương thức nhờ thu.

Theo bảng 2.2, doanh số thanh toán nhờ thu xuất nhập khẩu tại Vietcombank duy trì ở mức khá ổn định và chiếm một tỷ trọng nhỏ (khoảng 5%) trong tổng doanh số TTQT của ngân hàng.

2.2.2.3 Nghiệp vụ thanh toán theo phương thức Chuyển tiền

Cùng với phuơng thức tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền là một phuơng thức đuợc sử dụng phổ biến trong hoạt động TTQT tại Vietcombank. Phuong thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao tại Vietcombank, trong những năm gần đây, khách hàng đã chuyển sang sử dụng phuơng thức này nhiều hơn làm cho doanh số thanh toán tăng lên đáng kể.

Bảng 2.3: Tình hình TTQT theo phương thức chuyển tiền tại Vietcombank

2

Ngân hàng thương mại vốn nhà nước chiếm cổ phần chi phối

04 3/4 NHTM Nhà nước đã cổ

phần hóa là VCB,

Vietinbank và BIDV

3 Ngân hàng thương mại cổ phầnkhác trong nước 27 (MB, ACB, Sacombank,VIB, Techcombank, ...) 4

Ngân hàng liên doanh 04 (Ngân hàng liên doanh Việt Nga, Việt Thái, Indovina Bank, Lào Việt Bank)

5 Ngân hàng 100% vốn nước

ngoài 06

HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan Bank Vietnam, Hong Leong Bank, Public Bank Berhad (VID pubicbank)

6 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 58

Tổng________________________ 102

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT từ năm 2011 - 2014 của Vietcombank)

Theo bảng 2.3, nguợc lại với tình hình thanh toán xuất nhập khẩu theo hình thức L/C, nhờ thu; doanh số chuyển tiền xuất khẩu năm 2011 tăng dần cả về quy mô và tỷ trọng, sự gia tăng này là phù hợp với tình hình xuất siêu của nuớc ta trong 03 năm gần đây.

2.2.3 Tình hình cạnh tranh trong hoạt động thanh toán quốc tế của cácNgân hàng thương mại Việt Nam Ngân hàng thương mại Việt Nam

Hiện nay, trong điều kiện hội nhập, nền kinh tế mở, các doanh nghiệp cũng nhu các Ngân hàng thuơng mại Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, đó là sự cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam với chi nhánh Ngân hàng nuớc ngoài, ngân hàng liên doanh hoặc sự cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam với nhau.

Truớc tiên, các chủ thể cạnh tranh với mỗi NHTMVN chính là các NHTMVN còn lại. Năm 2014-2015, chứng kiến sự tái cơ cấu mạnh mẽ của các

Tổ chức tín dụng Việt Nam; tuy nhiên theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước đến thời điểm 30/6/2015, Việt Nam có 102 tổ chức tín dụng đang hoạt động (không tính Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội), cụ thể như sau:

hệ thống Ngân hàng nhà nước, mỗi ngân hàng hoạt động trong một lĩnh vực nhất định và trên một phạm vi địa giới hành chính. Đến nay, môi trường cạnh tranh dần được thiết lập, các NHTM trên đã không còn ngần ngại cạnh tranh với nhau để thu hút thị phần. Ngoài ra cũng tồn tại một thực tế, giữa các chi nhánh của một NHTMVN cũng có sự cạnh tranh với nhau; vì dù cùng một hệ thống, nhưng một số NHTMVN đã thực hiện cơ chế khoán tài chính, nên các chi nhánh của cùng một NHTM cũng phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng kể cả những nơi

Vốn chủ sở hữutrước đây là thị phần của chi nhánh cùng hệ thống nhằm tăng lợi nhuận.37,767 43,351 33,271 37,234 16,561

Theo các hiệp ước song phương Việt Nam đã ký với các nước, ngày càng nhiều Chi nhánh thương mại nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Từ chỗ chỉ có dưới 10 chi nhánh NHNNg hoạt động tại Việt Nam trong thời gian đầu những năm 1990; đến nay đã có 58 chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài, 06 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 04 ngân hàng liên doanh với nước ngoài. Các định chế tài chính này, với tiềm lực mạnh về tài chính, có công nghệ hiện đại cũng đã cùng tham gia khai thác các sản phẩm, dịch vụ tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là dịch vụ TTQT. Hiện nay, việc hội nhập sâu vào kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng trong nước khi phải cạnh tranh với các NHNNg không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ tài chính hiện đại, đây là thách thức cạnh tranh lớn cho các NHTMVN.

Vietcombank là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh, nhà nước chiếm cổ phần chi phối, có tiềm lực kinh tế tốt, có được sự hỗ trợ từ NHNN, có kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ tài trợ ngoại thương tuy nhiên cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh chung trong bối cảnh tổng thể như hiện nay. Vì vậy, việc đưa ra những đánh giá về thực trạng khả năng cạnh tranh TTQT sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về khả năng cạnh tranh của Vietcombank để phân tích rõ hơn khả năng này với các đối thủ cạnh tranh khác.

2.2.4 Thực trạng khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngânhàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.2.4.1 Năng lực tài chính

a. Quy mô nguồn vốn chủ sở hữu

Năm 2014, Vietcombank có vốn điều lệ là 26.650 tỷ đồng, VCSH đạt 43.351 tỷ đồng, đảm bảo cho hoạt động của toàn bộ ngân hàng nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng diễn ra một cách ổn định. Với nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm đã tạo điều kiện cho Vietcombank đầu tư mua

sắm tài sản phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Theo bảng số liệu 2.5 dưới đây, ta thấy rằng Vietcombank là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất và có tiềm năng về tài chính mạnh nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Bảng 2.5: Quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của một số NHTM năm 2014

Huy động vốn ngoại tệ 24,691 94,645 36,260 38,632 Tổng nguồn vốn huy động 568,691 422,204 501,909 424,182

Tỷ trọng (%) 43% 22.4% 7.2% 9.1%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM)

Như vậy, Vietcombank đã có lợi thế rõ rệt về năng lực tài chính để tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động TTQT nói riêng và sẽ ngày càng được nâng cao hơn nữa.

Vietcombank là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất và có tiềm năng về tài chính mạnh trong TOP 3 ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, có sự ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính trong nước và thị trường tài chính trong khu vực cũng như trên quốc tế.

Với nguồn lực tài chính tốt đã tạo điều kiện cho Vietcombank đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ, các dự án hiện đại hóa công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng.

b. Nguồn vốn ngoại tệ

Năm 2014 và năm 2015 nền kinh tế thế giới có duy trì được sự ổn định nhưng không bền vững do việc vỡ nợ ở một số quốc gia Châu Âu như Hy Lạp, hay tình hình chiến tranh ở các nước Trung Đông, tình hình cấm vận ở Nga, giá

Một phần của tài liệu 0515 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w