Kiến nghị với khách hàng

Một phần của tài liệu 0515 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 96 - 101)

a. Nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và trình độ TTQT

Một vấn đề bức thiết đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam là phải tổ chức đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế. Ngoài các nghiệp vụ ngoại thương, doanh nghiệp cần phải nắm vững nghiệp vụ và thông lệ TTQT, cụ thể cần phải nắm vững nội dung

UCP 600 và các thông lệ quốc tế khác để hiểu rằng hợp đồng và L/C, chứng từ và hàng hóa là độc lập với nhau, cần nâng cao kỹ năng trong việc lập chứng từ và kiểm tra nội dung L/C...

Mỗi doanh nghiệp cần có một bộ phận pháp chế hoặc sử dụng tu vấn pháp lý để tránh đuợc các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và trong thanh toán.

Doanh nghiệp cần phải đề cao đạo đức trong kinh doanh: Trong quan hệ mua bán với nuớc ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải tuân thủ các thông lệ quốc tế, không nên vì mối lợi truớc mắt mà làm ăn thiếu trung thực, đánh mất uy tín của doanh nghiệp và của ngân hàng Việt Nam. Khi có tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết, nếu cần có thể đua ra tòa án hoặc trọng tài kinh tế chứ không nên tìm cách quy trách nhiệm cho ngân hàng.

b. Tìm hiểu kỹ và lựa chọn bạn hàng nước ngoài tin cậy

Bên cạnh việc thận trọng khi ký hợp đồng, các doanh nghiệp XNK cần tìm hiểu kỹ về đối tác nuớc ngoài vì dù hợp đồng có chặt chẽ đến đâu nhung nếu đối tác cố tình lừa đảo thì quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể bị vi phạm. Đây là nhân tố vô cùng quan trọng vì nếu đối tác là nguời có uy tín trên thị truờng thì hiển nhiên giao dịch với họ sẽ dễ dàng hơn, ít nguy cơ thiệt hại hơn.

Doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm thông tin qua ngân hàng phục vụ mình, công ty vận tải giao nhận, công ty tu vấn, Internet, đại sứ quán, phòng thuơng mại và công nghiệp Việt Nam, tham tán thuơng mại Việt Nam tại nuớc ngoài, hay đầu tu mua thông tin của các tổ chức uy tín của nuớc ngoài.

c. Tranh thủ sự tư vấn của Vietcombank

Trong việc tìm đối tác thì hiện nay các NHTM bắt đầu triển khai dịch vụ này, đặc biệt đối với những hợp đồng trị giá lớn thì các doanh nghiệp sử dụng

dịch vụ của Vietcombank tìm hiểu về đối tác kinh doanh thông qua hệ thống ngân hàng đại lý tại nuớc ngoài để có thông tin đáng tin cậy về bạn hàng làm ăn.

Để tránh rủi ro cho mình, các doanh nghiệp XNK Việt Nam ngoài việc tranh thủ sự hỗ trợ về vốn từ các NHTM, cần phải kết hợp chặt chẽ với các ngân hàng ngay từ khi ký kết hợp đồng, tránh các điều khoản bất lợi cho mình. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, khi nhận đuợc L/C do nguời mua mở thì nên kiểm tra kỹ nội dung, nhờ tới sự tu vấn của ngân hàng để phát hiện những điều khoản lắt léo, khó thực hiện hay không phù hợp với các điều khoản của UCP 600 để kịp thời yêu cầu nguời mua sửa đổi. Ngay cả khi có xảy ra những tranh chấp thì ngân hàng cũng có thể hạn chế tối da những thiệt hại cho khách hàng Việt Nam, nhất là thanh toán đuợc thực hiện bằng L/C.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng đã đuợc trình bày ở chuơng 2; Chuơng 3 đã đua ra những vấn đề cơ bản:

* Định huớng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động TTQT nói riêng trong thời gian tới của Vietcombank;

* Các giải pháp chung để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh dịch vụ TTQT của Vietcombank;

* Các kiến nghị cụ thể đối với từng chủ thể có liên quan (Chính Phủ, NHNN, khách hàng XNK của Vietcombank)

Để những giải pháp và kiến nghị thực sự phát huy tác dụng cần có một thời gian và sự phối hợp của tất cả các chủ thể tham gia nhằm nâng cao đuợc khả năng cạnh tranh dịch vụ TTQT của Vietcombank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Mở cửa và hội nhập là cơ hội lớn cho sự phát triển về cả kinh tế và văn hóa của tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển nhu Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hội nhập sâu rộng trên toàn cầu, sự cạnh tranh TTQT đã và đang ngày càng quyết liệt. Hoạt động TTQT có tốc độ phát triển nhanh chóng và đạt đuợc nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động TTQT cho đến nay vẫn đuợc xem là hoạt động mới, chua đuợc hoàn thiện về mặt pháp luật, trình độ công nghệ cũng nhu kinh nghiêm thực tế. Trong môi truờng này, Vietcombank gặp không ít khó khăn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh TTQT. Sau khi hoàn thành luận văn, tôi đã rút ra đuợc những kinh nghiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ TTQT của các Ngân hàng thuơng mại Việt Nam nói chung và của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam nhu sau:

- Để nâng cao đuợc khả năng cạnh tranh TTQT, truớc hết, ngân hàng cần chú trọng công tác phát triển sản phẩm, nâng cao chất luợng sản phẩm hiện tại đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ đi kèm với các nghiệp vụ TTQT truyền thống; nghiên cứu, thiết kế và phát triển các sản phẩm dịch vụ TTQT hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm TTQT.

- Ngân hàng cần đua ra các chiến dịch marketing phù hợp với từng đối tuợng sản phẩm và khách hàng, cắt giảm tối đa các chi phí liên quan để đua ra đuợc mức giá hợp lý, có tính cạnh tranh cao trên thị truờng.

- Ngân hàng phải đề cao công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi duỡng và phát triển nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ TTQT; tạo ra một đội ngũ nhân viên TTQT chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại thuơng và TTQT.

- Ngân hàng cần không ngừng phát triển hệ thống ngân hàng đại lý trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, ngoài công việc đặt mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới, ngân hàng cần nghiên cứu các dịch vụ, tiện ích của các ngân

hàng đại lý để tận dụng nhằm tạo ra lợi ích tối đa cho khách hàng; nâng cao uy tín của ngân hàng.

- Ngân hàng cần phải hoàn thiện mô hình tổ chức; trang bị một hệ thống thiết bị hiện đại để thực hiện các giao dịch TTQT có tính chính xác cao, tiết kiệm thời gian, nâng cao uy tín của ngân hàng.

Với vốn kiến thức hạn hẹp và khoảng thời gian nghiên cứu chưa nhiều, bài luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn quan tâm đến vấn đề này để bài viết được phong phú và thực tế hơn.

Tiếng Việt

1. Trần Nguyễn Hợp Châu (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận án Tiến sỹ kinh tế

2. Lê Thị Phuơng Liên (2008), Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế

3. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2014), Cẩm nang Tài trợ thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống kê

4. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2014), Cẩm nang Thanh toán quốc tế bằng L/C,

Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

5. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2014): Tài chính quốc tế hiện đại, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội

6. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (đồng chủ biên) (2014),

Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 7. GS.NGƯT Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình Thanh toán quốc tế, nhà xuất bản Lao động xã hội.

8. Peter Rose (2006), Quản trị ngân hàng, sách dịch, Nhà xuất bản tài chính, tái bản lần 3.

9. Bộ Công thuơng, Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam các năm từ 2011 - 2014.

10. Học viện Ngân hàng: Giáo trình Tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, năm 2007.

11. Học viện Ngân hàng, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng.

12. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2011 - 2014.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2011 - 2014

14. Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Ngoại thuơng Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2011 - 2014

15. Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam, Báo cáo

17. Quốc hội Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng

18. Quốc hội Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tiếng Anh:

19. ICC (2010) , Uniform Rules for Demand Guarantees - URDG 758 20. ICC (2010), International Commercial Terms

21. ICC (2014), Rethinking Trade and Finace

22. ICC (2007), The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - UCP 600.

23. ICC (2008), URR 525, ICCs Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements.

Một phần của tài liệu 0515 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w