Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0515 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 93 - 94)

Để nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT tại Vietcombank không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn phải có một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp của Nhà nước.

a. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

- Hoạt động TTQT của ngân hàng sẽ an toàn và phát triển có hiệu quả chỉ khi môi trường kinh tế ổn định và tăng trưởng bền vững. Khi nền kinh tế phát triển, lạm phát được kiềm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất được ổn định thì các doanh nghiệp mới tham gia đầu tư vào lĩnh vực XNK, hoạt động TTQT của ngân hàng mới được mở rộng, tạo môi trường cũng như điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Chính phủ cần có các biện pháp tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước, qua đó xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận được với các định chế tài chính ngân hàng hiện đại, qua đó tiếp thu được kinh nghiệm, vốn cũng như các dịch vụ TTQT hiện đại. Mặt khác, có chính sách

hỗ trợ hơn nữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển, tăng kim ngach xuất nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động TTQT phát triển.

b. Chính phủ cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế

- Đề nghị đua nội dung TTQT vào chuơng trình xây dựng pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế và các đặc điểm, điều kiện của Việt Nam để kịp thời với xu huớng hội nhập cũng nhu yêu cầu thực tiễn, đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định riêng về hoạt động TTQT và tài trợ ngoại thuơng.

- Trong thanh toán XNK chủ yếu hiện nay vẫn đang là thanh toán L/C thực hiện trên cơ sở áp dụng UCP 600 nhung UCP 600 không có giá trị pháp lý bắt buộc mà chỉ mang tính chất huớng dẫn sử dụng đối với các bên tham gia. Nhiều nuớc trên thế giới đã có luật và văn bản duới luật quy định về giao dịch L/C trên cơ sở thông lệ quốc tế UCP 600 có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán của nuớc họ và tránh đối đầu với các thông lệ quốc tế. Chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống này trong giao dịch L/C để các NHTM áp dụng hiệu quả trong thực tế để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể khi tham gia quan hệ TTQT.

- Xét ở tầm vĩ mô, những rủi ro trong hoạt động TTQT đều có liên quan tới chất luợng bộ máy hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô cũng nhu vi mô. Những văn bản huớng dẫn giao dịch TTQT tuy là để phục vụ hoạt động của hệ thống ngân hàng nhung liên quan tới nhiều Bộ, Ngành trong nuớc nhu: Bộ Thuơng Mại, Tổng cục hải quan, Phòng thuơng mại và Công nghiệp Việt Nam... do đó cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan nhằm tạo sự nhất quán cho việc ban hành cũng nhu áp dụng, thi hành.

Một phần của tài liệu 0515 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w