Kiến nghị đối vói NHNN, Bộ, Ngành, Chính phủ

Một phần của tài liệu 0526 Giải pháp tăng thu từ dịch vụ phi tín dụng tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 101 - 104)

Ngoài những hạn chế xuất phát từ Vietcombank còn có những nguyên nhân từ phía chính sách vĩ mô. Để có thể hỗ trợ tốt Vietcombank và các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như phát triển thị trường tài chính quốc gia, xin có một số kiến nghị về phía chính phủ và NHNN như sau:

- Thứ nhất, phát huy công cụ lãi suất cơ bản để điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị truờng tài chính quốc gia đồng thời hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất.

- Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán, hoàn thiện các đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, khu vực tư (doanh nghiệp và dân cư), hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ.

- Thứ ba, xây dựng chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời có chính sách thắt chặt hơn quản lý tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác.

- Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho hoạt động của dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, các dịch vụ ủy thác, các dịch vụ phái sinh nhằm điều chỉnh thống nhất về tổ chức và hoạt động của các dịch vụ này để làm cơ sở xử lý khi rủi ro xảy ra.

Cuối cùng, để ngành ngân hàng thực sự phát triển, ngoài nỗ lực của chính bản thân các ngân hàng thương mại còn là sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các Bộ. Đây là ngành dịch vụ đặc biệt, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào các sản phẩm dịch

vụ vì thế rất cần nhận được sự hỗ trợ từ các ngành cung ứng dịch vụ như Bưu chính viễn thông, Điện lực, ... hay các Bộ ngành như Bộ tài chính, Tổng cục thống kê, Tổng cục thuế, ... để đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần sớm ban hành văn bản về Luật Giao dịch điện tử để tạo thuận lợi cho dịch vụ này phát triển mạnh trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của dề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cho VCB Hải Phòng. Đẩy mạnh các dịch vụ phi tín dụng sẵn có, đa dạng các dịch vụ phi tín dụng, mở rộng nền khách hàng, tăng cuờng bán chéo sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng là những giải pháp mà nguời viết đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế trong việc gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng, làm thay đổi cũng như đa dạng nguồn thu cho ngân hàng

KẾT LUẬN

Những rủi ro đến từ hoạt động tín dụng đã củng cố thêm sự cần thiết của việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. Việc phát triển kinh doanh các dịch vụ phi tín dụng tại VCB Hải Phòng trong những năm gần đây về cơ bản đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên sự phát triển này còn những hạn chế nhất định.

Thông qua toàn bộ nội dung của dề tài: “Giải pháp tăng thu từ dịch vụ phi tín

dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hải Phông" từ

chuơng 1 đến chuơng 3, với mong muốn góp một phần ý kiến vào việc phát triển đa dạng hoạt động dịch vụ phi tín dụng của VCB Hải Phòng, điều chỉnh cơ cấu thu nhập hoạt động của ngân hàng, nhằm nâng dần tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ, vốn sẽ là một xu thế tất yếu mà các NHTM phải huớng tới trong tuơng lai - nguời viết đã tìm hiểu và trình bày đuợc những nội dung sau:

• Những nội dung cơ bản về dịch vụ phi tín dụng, các loại hình dịch vụ phi tín dụng, các nguồn thu nhập của ngân hàng thuơng mại.

• Thực trạng thu từ dịch vụ phi tín dụng của VCB Hải Phòng, những hạn chế trong việc gia tăng tỷ trọng nguồn thu này.

• Đề xuất một số các giải pháp để gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của VCB Hải Phòng.

Các giải pháp đã đề xuất trong luân văn có thể ứng dụng ngay vào thực tế hoạt động kinh doanh của VCB Hải Phòng, góp phần đảm bảo phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Và cũng hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống Vietcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng thuơng mại Việt Nam nói chung.

Luận văn đuợc hoàn thành với sự giảng dạy tân tình giáo viên huớng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Tài với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành, sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp. Xin nhận từ tôi lời cảm ơn chân thành nhất.

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu, thu thập số liệu, thông tin và phân tích các báo cáo ở VCB Hải Phòng để đua

ra những giải pháp khả thi nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

***

1. Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam- chi nhánh Hải

Phòng từ năm 2012-2016.

2. Báo cáo kiểm toán của các Ngân hàng BIDV, Vietinbank, Techcombank năm

2014-2016.

3. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương từ năm 2012-2016.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tái bản lần 2. TPHCM: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

5. Tô Ngọc Hưng, 2014. Giáo trình ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Dân Trí 6. Nguyễn Thị Quy chủ biên, 2008. Dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất

bản Khoa học xã hội.

7. Nguyễn Thị Nhung, 2011. Bán chéo sản phẩm trong hoạt động ngân hàng. Tạp chí ngân hàng, số 2+3, trang 96 -100.

8. Peter S.Rose, 1998. Quản trị ngân hàng thương mại. Dịch từ tiếng Anh. Nguời dịch Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự, 2001. Hà Nội, Nhà xuất bản tài chính.

9. Phạm Anh Thủy, 2012. Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng

thuong mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 18 tháng 9/2012, trang 33.

10. Trần Huy Hoàng chủ biên, 2010. Quản trị ngân hàng. TPHCM: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

11. Tạp chí, trang web liên quan www.Vietcombank.com.vn (trang web của Vietcombank); www.vneconomy.com.vn (trang web tin tức kinh doanh và tài chính), cafef.vn,....

Một phần của tài liệu 0526 Giải pháp tăng thu từ dịch vụ phi tín dụng tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 101 - 104)