Cơ cấu thu nhập từ hoạt động kinh doanh của NHNo Sao Đỏ

Một phần của tài liệu 0530 Giải pháp tăng tỉ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sao Đỏ Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 51 - 58)

2.1.3.1 Thực trạng kết quả kinh doanh của NHNo Sao Đỏ

Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong thời gian qua nhưng kết quả kinh doanh của NHNo Sao Đỏ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.

Năm 2009, chênh lệch thu nhập - chi phí chưa có lương là 15.898 triệu đồng thì đến năm 2010, con số này đã là 18.270 triệu đồng (đạt 101,5% kế hoạch cấp trên giao) và đã tăng lên thành 31.360 triệu đồng năm 2011 (đạt 142,6% kế hoạch).

Đơn vị: triệu đồng

HÌNH 2.1: BIỂU ĐỒ CHÊNH LỆCH THU CHI CỦA NHNo SAO ĐỎ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo Sao Đỏ năm 2009 - 2011)

Năm 2009 - 2010 nhìn chung hoạt động của khối ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do vấn đề cạnh tranh huy động vốn, lãi suất huy động thực tế được các NHTM đưa lên rất cao bằng các hình thức như hoa hồng môi giới,

chi phí khuyến mãi, ... nhất là ở các NHTM cổ phần. Chí Linh là địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt do sự hoạt động của nhiều chi nhánh ngân hàng, trong khi nền kinh tế địa phương chưa thực sự phát triển. Trong hoàn cảnh đó, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo Sao Đỏ vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ, chênh lệch thu chi liên tục tăng qua các năm, thu nhập của người lao động được tăng lên, luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu ngân hàng cấp trên giao.

Năm 2011, lãi suất huy động vốn đã được NHNN khống chế nên hoạt động của chi nhánh đã có nhiều thuận lợi hơn do tận dụng được lợi thế về truyền thống và uy tín của mình cũng như sự năng động, quyết tâm của toàn thể cán bộ viên chức để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn, vì vậy tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh có kết quả cao so với các chi nhánh khác trong hệ thống (chỉ có 62% số đơn vị trong hệ thống NHNo Việt Nam hoàn thành kế hoạch được giao năm 2011). Năm 2011 cũng là năm chi nhánh đưa vào áp dụng bộ “Tiêu chuẩn giao dịch viên” nên đã thu hút thêm được nhiều khách hàng, nâng cao vị thế của chi nhánh.

2.1.3.2 Cơ cấu thu nhập

Thu nhập của NHNo&PTNT Sao Đỏ cũng như các NHTM khác bao gồm thu nhập từ những sản phẩm đa dạng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng như tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, đại lý,. Đặc trưng là ngân hàng nông nghiệp phục vụ địa bàn nông thôn, nông dân nên trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng là rất lớn, thu từ các hoạt động khác chiếm tỷ lệ nhỏ, những dịch vụ hiện đại như mobile banking, internet banking, thẻ tín dụng, thanh toán quốc tế, ... số phát sinh gần như không đáng kể. Với cơ cấu thu nhập như vậy nên khi thị trường có sự biến động về lãi suất thì NHNo Sao Đỏ chịu sự tác động tương đối lớn tới tình hình tài chính của đơn vị.

BẢNG 2.3: THU NHẬP CỦA NHNo SAO ĐỎ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

Thu từ hoạt động tín

dụng 74.522 77,8% 126.966 89,8% 198.850 93,2% Thu từ hoạt động dịch vụ 1.038 1,1% 1.553 1,1% 2.062 1,0%

Thu từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối 124 0,1% 181 0,1% 244 0,1% Thu từ hoạt động kinh

doanh khác (điều chuyển vốn)

250 0,2% 255 0,2% 406 0,2%

Thu nhập khác 19.910 20,8% 12.477 8,8% 11.827 5,5%

Đỏ trong giai đoạn 2009 - 2011 đều có sự tăng trưởng khá cao và liên tục, tuy nhiên sự tăng trưởng lại tập trung chủ yếu ở mảng hoạt động tín dụng. Hoạt động dịch vụ tuy có sự tăng trưởng khá cao và liên tục nhưng tỷ trọng trong tổng thu nhập vẫn rất nhỏ.

Thu nhập khác

Thu từ hoạt động dịch vụ Thu từ hoạt động tín dụng

Thu từ hoạt động kinh doanh khác (điều chuyển vốn) Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

HÌNH 2.2: THU NHẬP CỦA NHNo SAO ĐỎ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo Sao Đỏ năm 2009 - 2011)

Hình 2.2 thể hiện thu nhập của NHNo Sao Đỏ giai đoạn 2009 - 2011, chiếm tỷ trọng rất lớn là nguồn thu từ hoạt động tín dụng, thu khác chiếm một số khiêm tốn và thu từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé. Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng liên tục chứng tỏ NHNo Sao Đỏ đã xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ và tính cấp thiết phải thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hoạt động này theo xu hướng phát triển chung của một ngân hàng hiện đại.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng 52.444 triệu đồng từ 74.522 triệu đồng năm 2009 lên 126.966 triệu đồng năm 2010 và tăng 71.884 triệu đồng lên số 198.850 triệu đồng vào năm 2011. Tuy con số tuyệt đối so với các chi

nhánh khác thì tương đối nhỏ bé nhưng so với một chi nhánh mới được nâng cấp như chi nhánh NHNo Sao Đỏ thì đây là một sự cố gắng lớn của toàn chi nhánh, xét về số tương đối thì chỉ tiêu này lại khá cao so với các chi nhánh khác trong hệ thống.

Đơn vị: triệu đồng

HÌNH 2.3: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo SAO ĐỎ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo Sao Đỏ năm 2009 - 2011)

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng tăng liên tục qua các năm, năm 2010 tăng 515 triệu đồng, tỷ lệ tăng so năm 2009 là 50%, sang năm 2011, con số này đã tăng lên thành 2.062 triệu đồng, tỷ lệ tăng 33%. Tuy thu nhập từ

hoạt động dịch vụ tăng với tốc độ cao và liên tục nhưng tỷ trọng của chỉ tiêu này trong tổng thu nhập của chi nhánh vẫn còn rất thấp.

Đơn vị trính: %

HÌNH 2.4: CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NHNo SAO ĐỎ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo Sao Đỏ năm 2009 - 2011)

Phần thu nhập từ “Thu khác” ở đây bao gồm thu nợ gốc, thu lãi đã xử lý rủi ro và phần thu của lãi dự chi kỳ trước, lãi dự chi kỳ trước không phải hoạt động kinh doanh nên thực tế, phần thu này về bản chất thì vẫn là thu từ hoạt động tín dụng. Trên thực tế, phần này là lợi nhuận “để dành” cho năm sau khi tài chính của chi nhánh được dư thừa so với chỉ tiêu kế hoạch giao.

Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh, nguyên nhân do hoạt động ngoại hối của chi nhánh chủ yếu là giao dịch ngoại tệ lẻ khi khách hàng rút tiết kiệm bằng ngoại tệ hoặc nhận kiều hối từ nước ngoài gửi về, những trường hợp này đều là do

không có ngoại tệ lẻ nên khách hàng chấp nhận đổi sang tiền Việt, nguyên nhân chủ yếu là do chênh lệch giữa tỷ giá ngân hàng mua vào và thị trường tự do nên khách hàng đều lấy ngoại tệ ra ngoài bán. Chí Linh là địa phương có lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về khá lớn, một trong 50 điểm có lượng chi trả qua WU lớn nhất của hệ thống NHNo Việt Nam nên nếu biết khai thác thị trường và tận dụng lợi thế của mình thì chắc chắn thu nhập từ hoạt động

Một phần của tài liệu 0530 Giải pháp tăng tỉ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sao Đỏ Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w