Phân loại RRTD

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 27)

Đối với NHTM, việc phân loại RRTD có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập chính sách, quy trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức quản trị điều hành, nhằm bảo đảm nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giữa các khâu trong toàn bộ quá trình thẩm định, cấp tín dụng, giám sát thu hồi và xử lý nợ nếu nó có dấu hiệu bất thường. Có nhiều cách phân loại RRTD và thực tế cho thấy sự phân chia rõ ràng, cụ thể sẽ giúp cho quá trình quản trị RRTD có hiệu quả tốt.

1.2.4.1. Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh rủi ro

RRTD có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân tích và thẩm định dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay. Mặt khác

cũng có thể do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng NH không phát hiện và ngặn chặn kịp thời. Căn cứ vào những nguyên nhân đó RRTD có thể được phân chia thành 2 loại chính:

Rủi ro giao dịch (transaction risk): Rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng khi

NH ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng, nó phát sinh do những hạn chế trong quá trình đánh giá, thẩm định và xét duyệt cho vay hoặc do sự thiếu chặt chẽ trong khâu theo dõi, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, những sơ hở trong khâu bảo đảm và điều khoản cam kết trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính:

- Rủi ro xét duyệt: là loại rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi NH lựa chọn những phán án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định.

- Rủi ro bảo đảm: là loại rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản, chủ thể, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác theo dõi và quản trị khoản vay, hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục (Porfolio rish): Rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của NH. Nó có thể phát sinh do đặc thù cá biệt của từng loại tín dụng, hoặc do những hạn chế trong quản trị danh mục cho vay của NH, sự thiếu đa dạng hóa trong danh mục cho vay. Rủi ro danh mục được phân chia thành hai loại:

- Rủi ro cá biệt: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

- Rủi ro tập trung: là trường hợp NH tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số ít khách hàng; cho vay quá nhiều khách hàng trong cùng một lĩnh vực ngành nghề sản xuất, kinh doanh; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc tập trung cho vay các lĩnh vực kinh doanh có mức độ rủi ro cao.

1.2.4.2. Các cách phân loại khác

Theo giai đoạn phát sinh

- Rủi ro khi cho vay: Là rủi ro mà khi giải ngân vốn sai mục đích, làm cho khoản vay không phát huy hiệu quả

- Rủi ro trong quản trị, thu hồi nợ: Là rủi ro phát sinh do quá trình giám sát thu hồi nợ không theo dõi được dòng tiền của khách hàng để khách hàng sử dụng vốn quay vòng vào việc khác không thu hồi được nợ đúng kỳ hạn, hoặc không thu hồi được nợ

Theo sản phẩm tín dụng

- Rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng: Là rủi ro phát sinh từ những khoản cho vay, chiết khấu, thấu chi được hạch toán trong nội bảng

- Rủi ro sản phẩm tín dụng ngoại bảng: Là rủi ro phát sinh từ những sản phẩm ngoại bảng trong tài trợ thương mại, như mở L/C, bảo lãnh,...

Theo phạm vi ảnh hưởng

- Rủi ro giao dịch đơn lẻ: là rủi ro gắn với một giao dịch đơn lẻ nào đó, cụ thể như rủi ro của một khoản vay đối với một khách hàng. Loại rủi ro này gắn liền và xuất phát chủ yếu do đặc điểm cá biệt của khoản vay hoặc khách hàng vay vốn

- Rủi ro hệ thống: Là rủi ro gắn liền với một nhóm khách hàng, một ngành hàng, thậm chí với cả một nền kinh tế. Rủi ro hệ thống mang tính chất vĩ mô và liên quan nhiều đến việc quản trị danh mục cho vay

Theo đối tượng khách hàng

- Rủi ro khách hàng cá thể: là loại rủi ro gắn với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Thông thường mức độ rủi ro của từng khoản vay đơn lẻ sẽ thấp.

- Rủi ro khách hàng tổ chức: là loại rủi ro gắn vối đối tượng khách hàng là các công ty, tổ chức kinh tế. Tùy theo quy mô của công ty, tổ chức lớn hay nhỏ mà sự ảnh hưởng của rủi ro các khoản cho vay đối tượng này là ở mức cao hay thấp

- Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: là loại rủi ro gắn với đối tượng khách hàng trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực địa lý. Với những NH hoạt động trên phạm vi toàn cầu thì có sự phân chia theo lãnh thổ quốc gia, với NH hoạt động trong phạm vi một quốc gia thì có sự phân chia rủi ro tập trung theo khu vực địa lý (VD: miền bắc, trung, nam,.)

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w