- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện các dấu hiệu rủi ro để có biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời.
+ Các NHTM cần ban hành một quy trình kiểm tra, giám sát liên tục các khoản vay, bao gồm nội dung, thủ tục các bước tiến hành, việc lưu trữ báo cáo đánh giá sau khi kiểm tra khoản vay phải được lưu trữ có hệ thống.
+ Để hạn chế việc thiếu khách quan của cán bộ tín dụng khi giám sát khoản vay NHTM cần quy định rõ trách nhiệm của cấp trên phụ trách trực tiếp trong việc theo dõi công việc của nhân viên dưới quyền. Mặt khác, bộ phận kiểm tra tín dụng độc lập được thành lập sẽ tạo môi trường buộc cán bộ tín dụng phải khách quan hơn trong kiểm tra, giám sát khoản vay.
- NHTM cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống này có thể bao gồm những nội dung cơ bản là:
+ Những dấu hiệu cảnh báo sớm (các dấu hiệu để nhận biết khoản vay có vấn đề và các dấu hiệu nhận biết chính sách cho vay kém hiệu quả của NH)
+ Xây dựng kế hoạch hành động phù hợp đặc điểm của từng khoản nợ có vấn đề; + Nhiệm vụ của bộ máy từ tín dụng đến lãnh đạo cấp cao của NH trong việc phê duyệt, thực hiện kế hoạch hành động đối với khoản nợ có vấn đề.
- Giám sát và phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện rủi ro tập trung tín dụng
Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khoản vay, từng khách hàng vay các NHTM cần định kỳ giám sát tổng thể thành phần và chất lượng danh mục tín dụng. Cần quan tâm đánh giá thường xuyên hiện tượng tập trung trong danh mục tín dụng trên các khía cạnh: Một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau; một ngành ngành kinh tế nhất định; một khu vực địa lý; một dạng hợp đồng tín dụng; các khoản cho vay có cùng thời gian đến hạn hoặc cùng một loại ngoại tệ,... Khi hiện tượng tập trng tín dụng đã được xác định, các NHTM cần tiến hành các biện pháp để giảm bớt sự tập trung này. Các Biện pháp có thể là: tăng thêm tài sản bảo đảm đối với những khách
hàng vay có tập trung tín dụng, cho vay đồng tài trợ, không gia hạn nợ cho lĩnh vực đó, hoặc nhóm khách hàng đó cho đến khi nào sự tập trung được giảm bớt.\
❖ Hoàn thiện và chuyên nghiệp hóa bộ phận xử lý nợ.
Nghiên cứu kinh nghiệm khủng hoảng của một số nước trong giai đoạn vừa qua, đồng thời từ thực trạng yếu kém và rủi ro cao trong hoạt động của hệ thống NHTM, nhiều NH đã thành lập các công ty quản trị nợ và khai thác tài sản đảm bảo (AMC). Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của AMC chỉ như là một đơn vị chuyên trách, làm đầu mối để tổng hợp trình các hồ sơ đề nghị xử lý nợ từ các chi nhánh của NHTM và các báo cáo kết quả xử lý nợ. Việc hạch toán và xử lý nợ thì hầu hết vẫn do các NH trực tiếp thực hiện. Trong khi hoạt động khai thác và xử lý tài sản bảo đảm ít được thực hiện. Mặt khác, các AMC này chủ yếu tiếp nhận, quản trị, khai thác và xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng từ các chi nhánh NH, chưa thực hiện việc mua bán nợ trên thị trường. Như vậy, cần nâng cao vai trò của các công ty này theo hướng tập trung xử lý các vấn đề như:
Với nợ xấu có tài sản bảo đảm: AMC có nhiệm vụ bán tài sản bảo đảm theo giá thị trường để thu hồi nợ. Trường hợp bán giá cao hơn giá trị khoản vay thì chênh lệch được hạch toán vào thu nhập, nước lại nếu giá bán thấp hơn giá trị khoản vay thì xử lý theo hướng bù đắp khoản chênh lệch bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của NH.
Nợ xấu không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu (các doanh nghiệp đã giải thể, thanh lý, phá sản, cá nhân đã chết, mất tích,...) khoản nợ được xử lý theo hướng lấy nguồn bù đắp từ quỹ dự phòng tín dụng.
Với nợ xấu không có tài sản bảo đảm và con nợ còn đang tồn tại hoạt động các công ty quản trị nợ phải tận thu để thu hồi nợ, trường hợp khách hàng không trả được nợ thì phải thanh lý doanh nghiệp để thu hồi nợ. Công ty quản trị nợ có thể chuyển vốn đã cho vay thành vốn cổ phần của doanh nghiệp thì khoản vay được định giá theo giá thị trường.
❖ Nguồn vốn xử lý nợ xấu:
- Nguồn từ NHNN tái cấp vốn trước đây cho các NHTM theo các mục tiêu như cho vay để cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, khắc phục thiên tai, cho vay theo chỉ định của Chính phủ;
- Nguồn từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho vay cơ cấu lại nợ; - Phát hành trái phiếu có lãi suất cố định để xử lý nợ xấu cho các NH.
❖Ngăn chặn nợ xấu:
Việc cơ cấu lại các khoản nợ nhằm làm trong sạch bản cân đối kế toán của NHTM là cần thiết những mới chỉ giải quyết số nợ xấu đã phát sinh là chưa đủ. Việc ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong tương lại là việc làm quan trọng hơn. Các NH có thể hạn chế nợ xấu phát sinh mới theo các hướng giải pháp sau:
- Chấm dứt việc cho vay mới đối với các bên vay có nợ dây dưa hoặc cho vay không có tài sản thể chấp;
- Đánh giá tín dụng tốt hơn, nâng cao trình độ thẩm định dự án, giám sát tình trạng bên đi vay sử dụng vốn thông qua việc bổ sung hoàn thiện quy trình thẩm định, quy định trách nhiệm và quyền lợi vật chất trong việc cấp tín dụng;
- Thiết lập hệ thống quản trị rủi ro, giám sát tình hình tài chính đối với bên vay có số dư nợ lớn.